“Thế giới phẳng” (Thomas l. Friedman) – góc nhìn của tư duy đương đại.
Chúng ta đã quen với những tác phẩm kinh điển trong văn học, nghệ thuật nhưng “Thế Giới Phẳng”, theo tôi là một tác phẩm kinh điển về thế kỷ 21 trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và sự vận động của thế giới.
Đây không phải là một cuốn sách lịch sử thế giới mà là một tác phẩm hoành tráng về thế giới trong thế kỷ 21, thế kỷ của bùng nổ công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa. Tác giả đã làm phẳng thế giới khi bỏ qua những rào cản về địa giới, văn hóa, tôn giáo… để nói về một thế giới với những vấn đề chung, những cơ hội và thách thức của các quốc gia, của toàn thế giới. Để từ đó từng quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân có thể nhìn thấy cơ hội và thách thức của riêng mình.
Với nhiều năm làm nhà báo cho một trong những tờ báo lớn nhất thế giới New York Times, Thomas L. Friedman đã cho người đọc những sự kiện, những thông tin, những số liệu mà không dễ gì có được và không phải ai cũng có thể tiếp cận được. Điều đó chỉ có thể đến từ những nhà báo kỳ cựu như Friedman, một nhà báo lớn với 3 giải thưởng Publizer.
Cuốn sách tuy khá dày, hơn 700 trang, nhưng nếu bạn thực sự quan tâm đến thế giới, quan tâm đến sự vận động của xã hội loài người trên hành tinh này thì cuốn sách như một dòng chảy đưa bạn qua nhiều góc nhìn khác nhau, qua nhiều vấn đề to lớn khác nhau của thế giới. Trong đó, nổi bật là xu hướng Toàn Cầu Hóa và vai trò địa chính trị của từng quốc gia trong sự bùng nổ không ngừng của thế giới về mọi mặt.
Rõ ràng “toàn cầu hóa” là một khái niệm mơ hồ, mang tính chất hiện tượng hơn tính chất lý thuyết, tùy theo phương pháp luận và quan điểm mà nhà nghiên cứu theo đuổi, mỗi người đưa ra luận điểm riêng. Với Thomas Friedman, ông không chủ đích đào sâu các quan niệm khác nhau để tạo nên xung đột, trái lại ông khiến người đọc tin tưởng vào sự tốt đẹp của toàn cầu hóa, của quá trình kết nối, để thấy thêm bộ mặt muôn vẻ thống nhất và đầy mâu thuẫn, đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất trong một thế giới đang trở nên phẳng ở nấc thang thế kỷ 21.
Thông qua cuốn sách “Thế giới phẳng” này tác giả Thomas l. Friedman muốn nhắn nhủ đến tất cả mọi người rằng: Chúng ta là những người vô cùng may mắn được sinh ra trong “Thời đại Phẳng” này. Mọi thứ không còn khoảng cách nữa.
Ta đang tận hưởng quá nhiều nguồn lợi từ internet. Việc của bạn là phải cưỡi lên làn sóng toàn cầu hóa và khai thác tối đa các nguồn lợi từ internet. Có hàng triệu việc làm, hàng ngàn cơ hội để ta trở thành những ông chủ, bà chủ, người nổi tiếng. Chỉ cần chúng ta muốn thì chúng ta sẽ làm được. Tác giả nhận định rằng thế kỷ 21, là thế kỷ đáng sống nhất từ xưa đến nay. Bạn hãy đọc thêm cuốn sách này để trở nên thông thái hơn, biết toàn bộ về lịch sử của thế thế kỷ 21.
MỤC LỤC:
Thế giới Trở thành Phẳng Thế nào
- Một: Khi Tôi Còn Đang Ngủ
- Hai: Mười Lực Làm Phẳng Thế giới
- Lực làm phẳng # 1. 9/11/89
- Lực làm phẳng # 2. 9/8/95
- Lực làm phẳng # 3. Phần mềm Work Flow
- Lực làm phẳng # 4. Open-Sourcing
- Lực làm phẳng # 5. Outsourcing
- Lực làm phẳng # 6. Offshoring
- Lực làm phẳng # 7. Xâu Chuỗi cung
- Lực làm phẳng # 8. Insourcing
- Lực làm phẳng # 9. In-forming
- Lực làm phẳng # 10. Các Steroid
- Ba: Ba sự Hội tụ
- Bốn: Sự Sắp xếp Vĩ đại
Mĩ và Thế giới Phẳng
Năm: Mĩ và Tự do Thương mại
Sáu: Những Tiện dân
Bảy: Cuộc Khủng hoảng Trầm lặng
Tám: Đây Không phải là một Thử nghiệm
Các Nước Đang Phát triển và Thế giới Phẳng
- Chín: Đức mẹ đồng trinh Guadalupe
Các Công ti và Thế giới Phẳng
- Mười: Các công ti đối phó thế nào
Địa Chính trị và Thế giới Phẳng
- Mười một: Thế giới Không phẳng
- Mười hai: Lí thuyết Dell về Ngăn ngừa Xung đột
Kết luận: Sức Tưởng tượng
- Mười ba: 9/11 đối lại 11/9
Lời Cảm ơn