Thế nào là vi phạm phương châm hội thoại trong giao tiếp?

Thế nào là vi phạm phương châm hội thoại trong giao tiếp?

Thế nào là vi phạm phương châm hội thoại trong giao tiếp?

Trong giao tiếp, người nói thường không tuân thủ các phương châm khiến cho việc giao tiếp không đạt được mục đích mong muốn. Khi ấy người nói đã vi phạm các phương châm hội thoại.

1. Thế nào là vi phạm phương châm về lượng?

Vi phạm phương châm về lượng là khi giao tiếp, lời của người nói không đúng nội dung, nội dung của lời nói  không đáp ứng được yêu cầu của giao tiếp, thiếu hoặc thừa thông tin.

Ví dụ:

– Mình đi bơi dưới nước.
– Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
– “Câm miệng hến”: nói ít, nói thiếu thông tin (PC về lương)
– “Lắm mồm lắm miệng”: nói nhiều, nói những điều không cần thiết (PC về lượng).

⇒ Các cách nói trên đều vi phạm phương châm về lượng.

2. Thế nào là vi phạm phương châm về chất?

Vi phạm phương châm về chất là khi giao tiếp, người nói nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

Ví dụ:

– “Nói có sách, mách có chứng”: nói co bằng chứng, có căn cứ xác thực (PC về chất)
– “Ăn đơm nói đặt”:vu khống, đặt điều. (PC về chất)
– “Ăn ốc nói mò”:nói vu vơ không có bằng chứng. (PC về chất)
– “Ăn không nói có”: vu cáo, bịa đặt. (PC về chất)
– “Cãi chày cãi cối”: ngoan cố, không chịu thừa nhận sự thật đã có bằng chứng. (PC về chất)
– “Khua môi múa mép”: ba hoa, khoác lác. (PC về chất)
– “Nơi dơi nói chuột”:nói lăng nhăng, nhảm nhí. (PC về chất)
– “Hứa hươu hứa vượn”: hứa hẹn một cách vô trách nhiệm, có màu sắc của sự lừa đảo. (PC về chất)

⇒ Các thành ngữ trên đều chỉ ra các hiện tượng vi phạm phương châm về chất.

3. Thế nào là vi phạm phương châm quan hệ?

Vi phạm phương châm quan hệ là khi giao tiếp, người nói không nói đúng vào đề tài giao tiếp, nói lan man, lạc đề.

Ví dụ:

– “Ông nói gà, bà nói vịt”: Nói không hướng vào đè tài giao tiếp, mỗi người nói một nẻo, không ăn nhập gì với nhau (PC quan hệ)
– “Đánh trống lảng”: nói tránh chuyện cần nói, lảng sang chuyện khác (PC quan hệ)
– “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”: Trống đánh một đằng, kèn thổi một kiểu, không ăn khớp với nhau. (PC quan hệ)

⇒ Các thành ngữ trên đều chỉ ra các hiện tượng vi phạm phương châm quan hệ.

4. Thế nào là vi phạm phương châm cách thức?

Vi phạm phương châm về cách thức là khi giao tiếp, người nói đã nói quá ngắn gọn, lời nói không rành mạch, gây mơ hồ, khó hiểu.

Ví dụ:

– “Nói ra đầu ra đũa”: ăn nói rành mạch, rõ ràng, có đầu có đuôi. (PC cách thức)
– “Nửa úp nửa mở”: nói mập mờ, nói không hết ý (PC cách thức)
– “Dây cà ra dây muống”: nói dài dòng, từ chuyện này sang chuyện khác (PC cách thức).

⇒ Các thành ngữ trên đều chỉ ra các hiện tượng vi phạm phương châm cách thức.

5. Thế nào là vi phạm phương châm lịch sự?

Vi phạm phương châm lịch sự là khi giao tiếp, lời của người nói thiếu tế nhị và không tôn trọng người khác.

Ví dụ:

– “Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo ( PC lịch sự)
– “Nói như đấm vào tai”: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu (PC lịch sự)
– “Điều nặng tiếng nhẹ”: nói trách móc, chì chiết (PC lịch sự)
– “Mồm loa mép giải”: lắm lời, nói át người khác (PC lịch sự)
– “Nói như dùi đục chấm mắm cáy”: nói không khéo, thiếu tế nhị, không lọt tai (PC lịch sự).

⇒ Các thành ngữ trên đều chỉ ra các hiện tượng vi phạm phương châm lịch sự.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang