thuyet-minh-cach-nau-mon-pho-ha-noi

Thuyết minh cách nấu món phở Hà Nội

Thuyết minh cách nấu món phở Hà Nội.

  • Mở bài:

Ngày nay, đặc sản Hà Nội thì có nhiều lắm, nào là bún chả, bánh cốm, chả cá Lã Vọng, cà phê trứng giảng,… nhưng phở Hà Nội vẫn luôn là đặc sản số 1 trong lòng người Việt Nam và nước ngoài. Không ai đến Hà Nội là không thử qua phở, dù là già, trẻ, gái trai, người bình dân đến người giàu, người nước ngoài hay người Việt Nam đều rất chuộng món ăn đặc sản này, nhất là hương vị phở xưa. Riêng phở Hà Nội thôi thì đủ loại biến tấu, nào là phở bò Hà Nội, phở gà Hà Nội, phở tái gầu, nạm, sốt vang.

  • Thân bài:

Phở là một món ăn bình dân, là một thứ quà Hà Nội. Không chỉ Hà Nội mới có phở, nhưng chỉ có phở Hà Nội mới ngon, mới đặc biệt như thế. Phở Hà Nội ngon phải là phở xưa được nấu vào những năm 1940, khi người ta ăn cả phở vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối.

Theo công thức nấu phở Hà Nội xưa là phải nấu từ thịt bò, nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn nhưng ko dai,… và đầy đủ các loại nguyên liệu ăn kèm khác. Đặc biệt, không thể thiếu một nguyên liệu tạo vị ngọt của Phở Hà Nội. Đó chính là sá sùng.

Nguyên liệu để làm phở Hà Nội xưa cho 5 bát phở:

  • Bánh phở: 1 kg
  • Thịt bò: 600 gr
  • Xương ống bò: 1 kg
  • Nạm bò: 600 gr
  • Tôm he: 300 gr
  • Sá sùng khô: 100 gr
  • Ngũ vị hương: Quế, hồi, đinh hương, trần bì, thảo quả
  • Hành khô: 4 củ. Gừng: 1 củ. Rễ rau mùi: 4 nhánh. Hành tươi. Chanh, ớt
  • Nước mắm ngon
  • Rau ăn kèm: húng quế, rau mùi, giá, hành tươi, hành tây…

Cách nấu phở Hà Nội xưa:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Rang ngũ vị hương: Cho ngũ vị hương đã chuẩn bị vào chảo rang trong vòng 2 phút cho thơm.

– Thái hành khô, gừng, sau đó đập ra rồi đem đi nướng sơ qua. Sau đó cho ngũ vị hương, hành khô, gừng đã rang và rễ rau mùi vào túi vải.

– Cắt chanh, ớt, hành tây, hành tươi.

Bước 2: Nấu nước dùng phở Hà Nội

– Cho xương bò, tôm he, sá sùng khô vào nồi hầm khoảng 2 tiếng. Khi chất bổ của sá sùng tan hết vào nước thì vớt chất bọt và các nguyên liệu đi để cho thật trong.

– Sau đó cho túi vải đã đựng các nguyên liệu đã rang ở bước 1 – Sơ chế nguyên liệu vào nồi nước dùng phở. Sau 15 phút, bạn vớt túi vải ra và cho 3 thìa nước mắm ngon vào nước dùng sau đó tắt bếp.

Yêu cầu: Nấu nước dùng phở Hà Nội phải thật trong. Lưu ý, 2 lít nước sẽ nấu được khoảng 5 bát phở.

Bước 3: Hoàn thành món phở.

– Thái thật mỏng thịt bò và nạm bò. Bạn nhớ thái ngang với thớ thịt nha.

– Chần qua phở và tráng qua bát phở cho nóng. Sau đó cho phở vào bát, cho thêm thịt bò, nạm bò và cho thêm nước dùng vào bát. Tiếp đến là cho hành tươi, rau mùi, hành tây, tiêu vào. Phở Hà Nội thường được ăn kèm giá, húng quế… chanh, ớt nha.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong công thức nấu phở Hà Nội xưa rồi. Tuy nguyên liệu có hơi cầu kỳ nhưng nếu bạn yêu thích hương vị phở Hà Nội chính gốc thì hãy thử vào bếp làm món ăn đặc sản Hà Nội theo công thức này cho gia đình nha.

Cách trình bày một bát phở đẹp mắt:

Đầu tiên, cho bánh phở đã nhúng qua nước sôi, để ráo rồi cho vào tô vừa ăn. Sau đó, dùng đũa xới đều bánh phở cho bánh không dính vào nhau.

Tiếp theo, cho thịt bò xắt từng lát hoặc tùy theo sở thích của người ăn mà xếp vào tái, nạm, vè, gầu…. làm sao thật khéo léo để cho mỗi đũa gắp bánh phở của thực khách đều kèm theo thịt. Ngoài màu trắng của bánh phở, màu nâu của thịt bò hay màu vàng trong gầu, hành lá, hành tây và ngò cũng góp phần tô điểm cho tô phở thêm phần đẹp mắt và ngon miệng.

Đối với bước chan nước phở vào tô mới lắm công phu vì nước ngon nhưng phải được chan vào đều trên mặt tô phở, xung quanh miếng thịt khi đó thịt vẫn chín nóng đều mà vẫn giữ màu xanh của hành lá, hành củ và ngò trên tô phở.

  • Kết bài:

Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon. Từ mảnh đất thủ đô, món phở không ngừng được biết đến ở các miền đất khác và cả hải ngoại. Người nước ngoài ăn phở luôn khen ngợi hương vị thơm ngon, đậm đà rất hấp dẫn, rất Việt Nam.

Bài văn tham khảo:

Nhà văn Ban-dắc từng nói: “Món ăn, xét bề ngoài, chỉ là cái đích của sự thỏa mãn vật dục, Nhưng đi sâu, ta vô cùng ngạc nhiên thấy nó biểu hiện trình độ văn hóa vật chất thì rất ít, nhưng biểu hiện trình độ văn hóa tinh thần thì rất nhiều”. Món ăn của người Việt đặc sắc, nổi tiếng đến nỗi ông Phi-líp Kôt-lơ, cha đẻ của maketing hiện đại khuyên là nên lấy “ẩm thực” làm khâu đột phá trong chiến dịch truyền bá thương hiệu Việt trên toàn thế giới. Một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam đó là phở. Món phở có mặt từ Nam tới Bắc với nhiều hương vị khác nhau tùy từng vùng miền. Phở Việt Nam đã nổi tiếng khắp thế giới và còn được tôn vinh là “di sản Việt Nam”. Có giả thuyết cho rằng, phở được đưa vào từ Quảng Đông (Trung Quốc) qua những đợt thiên di về phương Nam của người dân vùng này.

Những người theo thuyết cho rằng phở xuất xứ từ Quảng Đông lập luận: ngay cả tên “phở” cũng là âm của chữ “phấn” đọc theo giọng Quảng Đông và dẫn ra món “Ngưu nhục phấn” (của Quảng Đông) gồm có thịt bò (ngưu nhục) và bánh phở (phấn). Cũng từng có người lại chứng minh, phở có môi liên quan nào đấy với ẩm thực Pháp vì tên phở được đặt theo một biến âm trầm của tiếng Pháp: “feu” – nghĩa là lửa – chỉ món ăn nóng. Ông Nguyễn Đình Rao, Chủ tịch Câu lạc bộ UNESCO ẩm thực Việt Nam cho rằng, phở có xuất xứ từ thành phô dệt Nam Định. Phở được bán rong với 2 thùng gỗ, phía trước như cái chạn dùng để đựng bát, đĩa, thìa, dao, thịt bò, hành ớt,… phía sau là thùng nước phở với xương, tôm, sá sùng,… luôn sôi sùng sục trên bếp củi.

Bởi quá ghiền cái món ăn này mà không có dủ tiền, nhà thơ Tú Xương có lần viết:

Xì tắc mày rao đã điếc tai
Tiền thì không có biết vay ai.
Cho tao ăn chịu thêm một bát
Sáng mai tao trả một thành hai.

Trong cuốn “Trăm năm truyện Thăng Long Hà Nội” của nhà văn Siêu Hải (sinh 1924 tại Hà Nội), ông viết: “Nguồn gốc của nó (phở) là món xáo trâu có hành, răm ăn với bún. Bà con ta thường gọi là xáo trâu và món này rất phổ biến ở các chợ nông thôn và các xóm bình dân ở Hà Nội”. Trong tùy bút Phở, Nguyễn Tuân mô tả: “Hồi còn mồ ma ông tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi chạy tầu thủy trên các sông dọc Bắc Kỳ, tầu thủy mắc cạn, người ta bắt bí bắt chẹt hành khách cũng chưa bao giờ sung sướng và hách đến như thế. Bên cạnh tiếng nổ xe bình bịch lái xuống tận đây ăn quà sớm, khói phở phảng phất giây lát mùi ét xăng…”. Trong “Hà Nội 36 phố phường” viết năm 1942, Thạch Lam đã viết về phở như sau: “Phở là thứ quà đặc biệt của Hà Nội. Không phải chỉ riêng Hà Nội mới có nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”.

Chuẩn bị cho món phở thật ngon không quá cầu kì. Trong món phở, công đoạn chế biến nước dùng, còn gọi nước lèo, là công đoạn quan trọng nhất. Nước dùng của phở truyền thông là phải được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Xương phải dược rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương rồi cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò, nước luộc lần sau mới dùng làm nước lèo. Gừng và củ hành đã nướng đồng thời cũng được cho vào. Lửa đun được bật lớn để nước sôi lên, khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt…

Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt nữa. Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục và chất ngọt từ xương có đủ thời gian để tan vào nước lèo. Hương vị thơm ngon của nước dùng chủ yếu do các loại gia vị quyết định. Tuy nhiên, công thức của từng loại nước dùng cụ thể cho từng hiệu phở được giữ khá bí mật. Mặc dù vậy, có thể nhận thấy các loại gia vị này bao gồm thảo quả, gừng, hoa, hồi, đinh hương, hạt ngò gai, thanh quế, hành khô, tôm nõn, địa sâm và theo truyền thống, không thể thiếu một cái đuôi bò.

Phở thông thường dùng làm món ăn điểm tâm, hoặc ăn tối. Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thông của nghề nấu phở. Phở thường là phở bò, nhưng cũng có phở gà, phở heo, phở tôm,… Ngoài những kiểu chế biến truyền thống, ngày nay người ta còn tạo ra nhiều loại phở khác như phở cuôíh, phở áp chảo, phở xào, phở bò viên sa tế,… và phở trong công nghiệp đóng gói như phở ăn liền, phở chay, phở công nghiệp,…

Khẩu vị và cách thưởng thức phở thay đổi tùy vùng. Ớ miền Bắc, ngoài phở bò còn có phở gà; ăn phở thì chỉ dùng kèm với hành cọng hoặc hành tím, ít dùng rau. Ớ các tỉnh phía nam Việt Nam, phở được bày biện với những thành phần phụ gọi là rau thơm như hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở. Miền Trung thì nước dùng phở có bổ sung nhiều sản vật của biển như khô mực, tôm khô tạo hương vị đặc trưng cho nước dùng phở. Ngoài ra còn một sô” món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thông như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…

Phở không những là một món ăn truyền thống hấp dẫn, quen thuộc của Việt Nam nó đã trỏ’ thành một trong những biểu tượng về văn hóa ẩm thực của Việt Nam được cả thế giới biết đến. “Phở là món ăn Việt Nam tinh tế, truyền thông, quảng đại và giàu vitamin mà lại không gây béo”, ông Didier Corlou, bếp trưởng khách sạn Soíìtel Metropole khẳng định như vậy tại cuộc hội thảo “Phở – Di sản của Việt Nam” do Cộng đồng châu Au và Câu lạc bộ Văn hóa Am thực UNESCO Việt Nam đã phôi hợp tổ chức. Phở và gỏi cuốn của Việt Nam vừa lọt vào danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới do Hãng CNN bình chọn. Trước đó, ngày 20 tháng 9 năm 2007, Từ điển tiếng Anh giản lược Oxford (Shorter Oxford English Dictionary) khi xuất bản đã đưa vào từ “phở”. Phở Việt Nam hiện có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới và trỏ’ thành món ăn được nhiều người ưa thích.

Thuyết minh cách nấu món cơm hến của xứ Huế

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang