Giới thiệu Cốm làng Vòng – Một thứ quà của lúa non

Cốm làng Vòng – Tinh túy của làng quê đất Việt.

Nghệ thuật làm cốm của người Hà Nội.

Cốm không phải là thức xa lạ đối với người Việt ta. Nó là một vật phẩm mà đâu đâu cũng có. Nhưng ở mỗi nơi, người ta lại làm ra những thứ cốm khác nhau, mang đậm chất vùng miền với những cách thức và hương vị độc đáo.

Trong những thứ cốm, nổi tiếng thơm ngon và độc đáo nhất chắc hẳn là cốm làng Vòng của người Hà Nội. Nó đọc đáo bởi con người đã phát hiện ra cách làm cốn ngay từ khi hạt lúa còn ngậm sữ chứ không đợi đã chắc hạt. Cốm làng vòng là cốm rang chứ không phải là cốm nổ. Mọi tinh túy của thiên nhiên đất trời được lưu giữ nguyên vẹn trong từng hạt cốm non xanh thơm phưng phức và long lanh ánh ngọc.

Để làm nên một gói cốm thơm ngon, đậm đà hương vị thì chúng ta phải trải qua rất nhiều công đoạn, cần rất nhiều nguyên liệu.

trước hết, chúng ta cần có nguyên liệu chính là lúa nếp. Khi chúng ta thấy cây lúa nếp đã kết hột thành từng giẻ và tới thời điểm hột lúa nếp chưa thành hột cứng mà còn gọi là “ngậm sữa” Khi đó thì chúng ta sẽ gặt lúa về. Ngậm sữa có nghĩa là mình sẽ lấy thử một hột lúa nếp, bón bể ra thì sẽ thấy bên trong lớp vỏ trấu, tức là lớp vỏ vàng bên ngoại là một chất sệt màu trắng đục, rất thơm. Qua giai đoạn này chất sệt trắng đó mới đông lại thành dạng hạt cứng.

Khi mang về thì chúng ta phải tuốt hạt. Sau đó sàng bỏ rơm và những hạt thóc lép, đãi qua nước rồi cho vào chảo rang. Bếp lò để rang cốm nếu cầu kỳ thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi, và chảo rang thường bằng gang đúc. Cốm được rang trong lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều. Rang khoảng 30 phút thì xem thử bằng cách đặt 5 hạt lên miếng gỗ, dùng ngón tay miết mạnh, nếu thấy hạt “2 quằn 3 róc”

Một điều lưu ý là những bông lúa để làm cốm thì không được vò hay đập mà phải tuốt. Đến công đoạn cốm rang xong phải mang giã ngay, không được để nguội thì khi thành cốm mới có độ dẻo.

Khi giã cốm cũng đòi hỏi phải có phương thức, người giã cốm mà không giã đều tay thì sẽ có hạt mỏng hạt dày; giã mà mạnh tay quá thì cốm sẽ nát. Khi giã phải luôn tay đảo cốm trong cối thì hạt cốm mới mịn đều được. Chính vì vậy mà làm cốm không chỉ cần nguyên liệu tốt mà còn cần phải có những người có kinh nghiệm và lành nghề mới có thể làm tốt những công việc này.

Cuối cùng, thì cốm thành phẩm sẽ được gói trong hai lớp lá, và buộc bằng lạt nếp màu xanh trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc; lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng.

Quả thật để có được những hạt Cốm xanh, thơm dẻo phải trải qua rất nhiều công đoạn. Hạt Cốm là sản phẩm được chắt lọc từ sự tinh túy của thiên nhiên với những hạt nếp cái hoa vàng còn ngậm sữa cùng những lá sen xanh mát và từ công sức, sự khéo léo của con người.

Thưởng thức cốm cũng là một nghệ thuật cầu kì và điệu nghệ.

Từ một thứ quà quê giản dị nhưng độc đáo, cốm đã trở thành một thứ quà đặc biệt của lúa non, của bàn tay khéo léo, dịu dàng chứa đựng bao giá trị độc đáo cùng cách thưởng thức đặc biệt.

Cốm làng Vòng có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời, làng Vòng trở thành một làng nghề truyền thống và Cốm làng Vòng cũng mang những giá trị văn hóa riêng, độc đáo. Vì thế cốm làng Vòng được các nhà văn hóa xem là một nét văn hóa ẩm thực cả dân tộc.

Đầu tiên chúng ta thấy rằng Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước ta, là món quà mà các đồng lúa bát ngát xanh dâng tặng con người, nó mang trong mình tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê cỏ nội đất nước. Giá trị văn hóa thứ hai và cũng là quan trọng nhất đó chính là nó gắn liền với phong tục lễ tết thiêng liêng của dân tộc, với ước mong hạnh phúc của mọi người.

Trong nếp sống của người Hà Nội thì không dịp lễ tết nào mà trên bàn thờ gia tiên lại không có sự xuất hiện của Cốm. Bởi cốm là thức dâng của trời đất, mang vẻ đậm đà thanh nhã của đồng nội, xứng là lễ vật trong một nghi lễ quan trọng của một đất nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời.Dùng cốm làm lễ vật sêu tết là một biểu hiện đẹp trong phong tục Việt, chứng tỏ giá trị về mặt văn hóa của một sản vật đồng quê Việt Nam. Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng những sản vật quê hương.

Cốm mang một giá trị văn hóa lớn lao khi nó là môt thứ quà của riêng đồng ruộng VN đồng thời lại là một lễ vật sêu tết, là vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên trong mỗi dịp lễ tết. Mmột món quà mang trong mình một giá trị văn hóa lớn lao như vậy thì cách thưởng thức nó cũng có điểm đặc biệt.

Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ ta mới cảm nhận hết được cái mùi thơm phức của lúa mới, cảm nhận được chất ngọt của cốm. Khi thưởng thức những hạt cốm cũng là lúc ta thả hồn ta vào thiên nhiên tươi mát. Khi ăn cốm đừng mạnh tay với thức quà thần tiên của đất trời mà hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve những hạt cốm xanh non ấy. Chúng ta phải kính trọng cái lộc của trời, cái khéo léo của con người có như vậy thì sự thưởng thức của chúng ta sẽ trang nhã và đẹp đẽ hơn.

Tạm biệt thủ đô thân yêu, tạm biệt làng Vòng, tạm biệt những hạt cốm xanh non nhưng trong tâm hồn du khách vẫn như còn in dấu màu xanh ngọc cùng mùi vị như mang cả hương thơm đồng nội của hạt cốm. Chúng tôi tin rằng dù đất nước có phát triển thế nào thì Cốm – một thứ quà của lúa non sẽ vẫn còn mãi với thời gian, vẫn còn mãi trong tim những người con đất Việt bởi nó gói trong mình những tinh túy của đất trời cùng sự kì công khéo léo của con người, đặc biệt nó còn mang trong mình một giá trị văn hóa đặc sắc và một cách thưởng thức tinh tế mà nhẹ nhàng. Cốm sẽ mãi là một món ăn, một giá trị văn hóa của Việt Nam ta.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.