»» Nội dung bài viết:
Thuyết minh chiếc xe đạp.
- Mở bài:
Chiếc xe đạp là phương tiện giao thông thuận lợi của mọi người, nhất là học sinh.
- Thân bài:
1. Nguồn gốc: Chiếc xe đạp có nguồn gốc từ châu Âu, du nhập vào nước ta từ đầu thế kỉ XX.
2. Nêu cấu tạo và tác dụng của các bộ phận:
– Hệ thống tay lái (ghi-đông, cổ xe…)
– Hệ thống chuyển động (khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi, xích líp, hai bánh,…)
– Hệ thống chuyên chở: yên xe, bộ phận chở hàng gắn ở trước và sau xe…
– Các bộ phận phụ khác: giỏ chứa đồ, đèn, chuông, chắn xích, chắn bùn, chân chống…
3. Nêu cách sử dụng và bảo quản:
– Bơm căng vừa độ, vặn chặt van khóa hơi, kiểm tra kĩ ốc vít trước khi đi.
– Thỉnh thoảng rửa xe, lau khô, tra dầu mỡ vào những bộ phận chuyển động.
– Ruột xe, vỏ xe khi đã mòn, rách thì phải thay để bảo đảm an toàn.
- Kết bài:
– Vai trò to lớn của chiếc xe đạp trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
– Vai trò của chiếc xe đạp trong đời sống hiện nay.
Bài văn tham khảo:
Thuyết minh chiếc xe đạp.
- Mở bài:
Xe đạp là một phương tiện giao thông hai bánh và là một dụng cụ thể thao rất phổ biến. Xe đạp là phương tiện giao thông giản tiện chuyển động nhờ sức người. Đa số xe đạp chuyển động nhờ lực đạp của người điều khiển và giữ thăng bằng nhờ định luật bảo toàn mo-men quán tính. Phát minh ra xe đạp đã có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội, cả về văn hóa và việc thúc đẩy công nghiệp hiện đại hóa.
- Thân bài:
1. Nguồn gốc ra đời chiếc xe đạp.
Năm 1790, xe đạp lần đầu tiên xuất hiện với cái tên célériíère, do bá tước Sivrac sáng chế. Thực tế, nó là một cái máy bằng gỗ, không có bánh xe để lái; việc chuyển hướng đòi hỏi phải lắc mạnh phần trước của xe. Chiếc xe ấy chỉ đi thẳng. Đến năm 1813, nam tước người Đức Karl Friedrich Drais làm cho bánh trước có thể thay đổi hướng được.Người lái ngồi dạng chân trên một khung gỗ được hỗ trợ bởi hai bánh xe và đẩy chiếc xe bằng hai chân của mình trong khi chỉnh hướng bằng bánh xe phía trước
Sáng kiến lắp thêm pedan (bàn đạp) cho bánh trước được cho là thuộc về hai anh em Ernest Michaux và Pierre Michaux. Nhờ sáng kiến có tính đột phá ấy, cỗ xe ấy chính thức được gọi là bicycle (xe đạp). Năm 1879, một người Anh là Lawson đã sáng chế xích để truyền động cho bánh sau. Năm 1887, John Boyd Dunlop, một nhà thú y Scotland, tiếp tục cải tiến bánh xe với việc dùng ống hơi bằng cao su.
Tiếp sau đó, các sáng kiến quan trọng góp phần hoàn thiện chiếc xe đạp như thay khung gỗ bằng khung sắt, kết nối bánh niền với trục bằng nan hoa, bọ phận phanh thắng, bộ phận điều khiển, bộ phận chống sốc,… Từ đó, chiếc xe đạp hoàn thiện đầu tiên chính thức ra đời và nhanh chóng trở thành một phương tiện di chuyển trong đời sống con người.
2. Đặc điểm cấu tạo.
Xe đạp vốn được làm bằng gỗ. Từ năm 1869 các xe đạp này đã được làm bằng thép. Xe đạp do nhiều bộ phận tạo thành, chủ yếu là hệ thông truyền động, hệ thông điều khiển và hệ thong chuyên chở.
– Hệ thông truyền động:
Hệ thông truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ố líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Người đi xe ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ố líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp.
Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng. Khi ổ líp chuyến động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650 mm hay 700 mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp. Như vậy ổ líp quay một vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài. Ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh về phía trước. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ nên khi chạy, xe xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, bơm hơi thật căng, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.
Bánh xe là bộ phận quan trọng nhất giúp xe chuyển động. Bánh xe làm bằng cao su có tính đàn hồi cao. Vở ngoài bánh xe gọi là xăm xe. Bên trong gọi là ruột xe. Ruột xe có chứa hơi với sức nén rất lớn giúp tăng tính đàn hồi. Ngày nay, còn có loại ruột xe liền không có ruột. Hai bộ phận này được hợp nhất lại với nhau giúp hạn chế những rủi ro xì xẹp hơi. Bộ phận lốp và ruột được nâng đỡ bởi mâm kim loại vũng chắc.
Bánh xe xe được gắn kết với trục bằng hệ thống 36 nan hoa kim loại. Các năn hoa được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có chức năng nối kết bánh mâm và trục, đồng thời còn giảm sốc cho xe khi di chuyển.
Trục xe là một ống kim loại, bên trong rỗng, có trục thép xuyên qua. Trên trục có 2 ổ bi ở hai đầu trục giúp trục có thể chuyển động tròn. Mỗi ổ bi thường có 36 viên bi nhỏ. Một bộ phận gắn chặt với than xe, một trục kim loại gắn với bánh xe giúp xe chuyển động khi đạp. Lực từ bàn đạp được truyền qua xích, líp đẩy bánh sau chuyển động đưa xe chạy về phía trước.
– Hệ thông điều khiển:
Hệ thông điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cố xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muôn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh có thể chậm lại hoặc dừng hẳn. Bộ phanh gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe, tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyên động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết.
Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng theo ý muôn. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững trên xe. Ngày nay, khi công nghệ phát triển, người ta đã nâng cáp bộ phận phanh thắng hết sức an toàn, hạn chế rủi ro cho người sử dụng.
– Hệ thông chuyên chở:
Hệ thông chuyên chở gồm yên xe và bar-ga ở sau và giỏ đựng ở trước. Yên xe lắp ở trên trục đứng của khung xe. Đó là chỗ ngồi của người đi xe. Bộ phận bar-ga nằm ở phía sau yên xe và thấp hơn khoảng 10cm. Bộ phận này dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được khá nhiều hàng. Có khi người ta lại lắp bộ phận chở’ hàng ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước. Tuy nhiên, khi đồ nặng ở trước xe sẽ gây khó khăn khi chuyển động. Giở xe ở phía trước tay lái, thưởng bỏ những vật nhẹ.
Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, có đèn xe lấy nguồn điện từ đi-na-mô lắp ở trước càng xe, và đèn tín lắp ở phía sau, có thể có chuông lắp gần chỗ tay cầm.
Ngoài ra, xe đạp còn có bộ phận chống dựa. Chống dựa giúp xe đứng vững khi không sử dụng. Bộ phận này có thể được gắn ở trục giữa của xe hoặc bên trái trục sau. Trên sườn xe, người ta còn gắn các bộ phận phụ khác như bộ phận giữ bình nước, giữ thiết bị phụ đi kèm, trang trí,…
3. Vai trò và lợi ích của chiếc xe đạp trong đòi sống con người.
Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn như trong làng, trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động không gây ô nhiễm. Xe đạp được coi là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường sinh thái. Nó được sử dụng phổ biến ở nhiều nước có thu nhập đầu người thấp như các nước châu Phi, Việt Nam, Trung Quốc,… làm phương tiện đi lại chính hằng ngày.
Đi xe đạp là cách vận động cơ thể như một hoạt động thể thao. Ở nhiều nước phương Tây, xe đạp được dùng nhiều hơn cho các hoạt động thể thao hay dã ngoại. Việc sử dụng xe đạp cho giao thông thường nhật cũng được khuyến khích tại các nước này với đường dành riêng cho xe đạp. Phương tiện này cũng thích hợp cho các đường phố nhỏ hẹp của những đô thị cổ như Amsterdam ở châu Âu
Xe đạp còn được coi là một môn thể thao với các thề loại khác nhau: đường trường, địa hình,… và được thi đấu trong SEA Games, Olympic,… Các giải đua xe đạp hàng năm trên thế giới thường diễn ra rất rần rộ, thu hút được sự chú ý của mọi người.
- Kết bài:
Hiện nay xe máy ở nước ta quá nhiều, vừa gây ách tắc giao thông vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai, khi phương tiện giao thông công cộng phát triển, xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch vừa tiện lợi.