»» Nội dung bài viết:
Thuyết minh cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu
- Mở bài:
Nguyễn Đình Chiểu là chí sĩ yêu nước thiết tha, là nhà văn, nhà thơ lớn, là thầy thuốc hết lòng vì dân. Tuy sớm bị mù cả hai mắt nhưng ông đã ông ngừng sáng tạo và để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Có thể nói sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu như bóng cây đại thụ rợp mát cả bầu trời văn học nước ta thế kỉ 19.
- Thân bài:
Thân thế và cuộc đời cụ Đồ Chiểu.
Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 tại tỉnh Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Ông xuất thân trong gia đình nhà nho gốc Thừa Thiên Huế. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, Tổng trấn Gia Định Thành. Mẹ ông là bà Trương Thị Thiệt, người làng Tân Thới.
Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu theo học chữ thầy đồ ở trong làng. khi cha ông bị cách chức, ong được cha đem ông ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840), thì trở về Gia Định. Sau đó ông lại tiếp tục ra Huế chờ kì thi năm 1849.
Đến năm 1848, mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định. Được tin, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ. Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, lại thêm đường đi vất vả, ăn uống thiếu thốn khiến Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng và mù cả hai mắt.
Khi mãn hạn tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học và làm thuốc. Trong thời gian này, ông bắt đầu sáng tác văn chương.
Nguyễn Đình Chiểu lấy văn chương trước là để tải đạo, sau là làm vũ khí chống giặc.
Khi quân Pháp nổ súng đánh phá thành Gia Định vào đầu năm 1859. Vô cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bào ông, và rất thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình, ông làm bài thơ “Chạy giặc” tỏ rõ tấm lòng xót thương.
Cuộc tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc của nghĩa quân thất bại khiến cho nhiều nghĩa sĩ hi sinh. Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” hết sức bi thiết.
Khi Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình rời Thanh Ba (Cần Giuộc) về Ba Tri (Bến Tre), vì không thể sống chung với họ. Chia tay với bạn bè thân quen, ông làm bài thơ “Từ biệt cố nhân”.
Về Ba Tri, ông tiếp tục dạy học, làm thuốc và đem ngòi bút yêu nước của mình ra phục vụ cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào Nam Kỳ suốt trong hơn 20 năm, dù đã mù lòa.
Bởi yêu nước nhưng bị mù lòa, xót thương đồng bào trong cảnh li tán, khổ đau, bị sát hại, Nguyễn Đình Chiểu đã viết rất nhiều văn tế.
Ông mất năm 1888, tại Ba tri, thọ 66 tuổi. Thương xót cho cụ, hàng chực vạn người từ nam chí bắc hướng về Ba Tri. Lê truy điệu diễn ra hầu hết ở Nam kì lục tỉnh. Đám tang cụ Đồ Chiểu được xem là đám tang lớn nhất diễn ra trong khoảng thời gian này.
Nhân cách nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
– Có hiếu, rất thương mẹ
– Ý chí và nghị lực sống
– Lòng yêu nước thương dân
– Tinh thần bất khuất trước kẻ thù.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, một thấy thuốc và đồng thời cũng là một chiến sĩ. Cuộc đời ông là một tấm gương sáng về nghị lực và đạo đức, suốt đời chiến đấu không biết mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi nhân dân.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mang tật mù tối, và gặp lúc biến loạn mà vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị.
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
Các tác phẩm chính:
– Truyện Lục Vân Tiên.
– Dương Từ – Hà Mậu.
– Chạy giăc.
– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
– Văn tế Trương Định.
– Ngư tiều y thuật vấn đáp.
Quan điểm sáng tác:
Dùng văn chương đề cao chính đạo, chính nghĩa; văn chương là vũ khí “phò chính trừ tà”
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
(Dương Từ – Hà Mậu)
Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để “chở đạo, sửa đời và dạy người”. Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân, yêu nước của ông.
Nội dung thơ văn:
Lý tưởng đạo đức nhân nghĩa:
+ Làm thơ để truyền dạy những bài học về đạo lý làm người chân chính
+ Mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc
+ Những nhân vật lý tưởng: xuất thân nơi nghèo khó, sống nhân hậu thuỷ chung, biết gìn giữ nhân cách thẳng ngay, cao cả, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn, cứu nhân độ thế.
Tấm lòng yêu nước thương dân:
– Khóc than cho tổ quốc gặp buổi thương đau
– Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước cầu vinh.
– Ca ngợi những sĩ phu yêu nước, biểu dương những nghĩa sĩ đã chiến đấu hi sinh vì tổ quốc.
– Giữ niềm tin vào ngày mai
– Bất khuất trước kẻ thù
– Khích lệ lòng yêu nước và ý chí cứu nước của nhân dân ta.
Nghệ thuật thơ văn:
– Văn chương trữ tình -đạo đức. Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành.
– Văn chương đậm đà sắc thái Nam Bộ: xây dựng tính cách Nam Bộ, lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể.
Đánh giá:
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.
Ông đề cao tư tưởng Nho gia, xem ra có vẻ bảo thủ. Song điều đáng chú ý là các tư tưởng ấy mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu cho một thời đại văn chương sử thi mới sau này.
- Kết bài:
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương trong sáng, cao đẹp. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là “vì sao có ánh sáng khác thường”…”phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng”. Ánh sáng toả ra từ thơ văn của ông là ánh sáng của đạo đức, nhân nghĩa, là tiếng nói yêu nước, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ.
- Thuyết minh tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều
- Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Trãi