thuyet-minh-dia-diem-du-lich-tinh-dien-bien

Thuyết minh địa điểm du lịch tỉnh Điện Biên

Thuyết minh địa điểm du lịch tỉnh Điện Biên

“Một tiếng gà gáy ba nước đều nghe thấy”. Tỉnh Điện Biên thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam. Không những quan trọng về quốc phòng, đây cũng là một địa điểm du lịch rất cần được khai thác bởi độ huyền bí của các di tích lịch sử còn xót lại và những cảnh đẹp cùng với dịch vụ vô cùng hấp dẫn.

Đến với Điện Biên tức là đến với một mảnh đất mang đậm chiến thắng lịch sử lừng lẫy năm châu, chấn động toàn địa cầu. Nếu bạn giống tôi, một con người có một sở thích, yêu thích và tự hào về lịch sử oai hùng của dân tộc thì nơi đây chính là một nơi rất đáng để các bạn xách ba lô lên để đi và khám phá.

Điện Biên gìn giữ và ôm trọn trong mình rất nhiều di tích lịch sử của đất nước. Điều đặc biệt là chúng dường như còn nguyên vẹn chứ không bị tàn phá nhiều như đồi A1, D1, E1,C1, Hầm Đơ Cát và Thành Bản Phủ. Các đồi A1, E1,D1,C1 trước chính là những cứ điểm quan trọng của Pháp đóng chiếm nhưng hiện tại các quả đồi vẫn còn những chi tiết, di tích của các dân tộc thiểu số lâu đời và được gìn giữ tới tận ngày hôm nay.

Không những thế còn có Hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hay còn được biết đến là hầm Đờ Cát, trước kia nơi đây chính là nơi để thực dân Pháp ở, làm việc và tập trận. Cũng nhờ hầm được xây dựng vô cùng kiên cố với vòm sắt, ván gỗ, bao cát, hàng rào dây thép gai dày đặc kết hợp với sự gìn giữ kỉ vật vô cùng chu đáo của người dân nên hiện nay hầm vẫn còn gần như nguyên vẹn.

Thử nghĩ đến cảnh chạm tay mình vào một món đồ lịch sử và cảm nhận nó, từng cái vết nứt, vết rạn mà thời gian đã tác động lên nó, sau đó chụp lại một bức ảnh rất tuyệt vời có khuôn mặt của mình và quang cảnh đẹp đến từng chi tiết trên một quả đồi hay dười một căn hầm thì có phải là trên cả tuyệt vời hay không? Cái cảm nhận từ tương lai về được quá khứ trong cái chạm ấy quả thật rất oai hùng.

Du lịch Điện Biên không chỉ dừng lại ở đó mà đến với Điện Biên tức là bạn đang đến với một thiên đường thư giản của Tây Bắc. U Va và Hua Pe là những khu có suối khoáng nóng và quang cảnh thiên nhiên thơ mộng, giúp bạn thư giản, thỏa mãn và giảm stress đi rất nhiều sau những giờ làm việc căng thẳng. Không dừng lại ở đó, theo như các nhà khoa học đã nghiên cứu thì tắm suối khoáng nóng được lấy từ thiên nhiên giúp ta lưu thông máu tốt hơn, giải độc trong cơ thể và giúp chị em phụ nữ có một làn da mịn màng, săn chắc hơn rất nhiều.

Cái tên “UVa” được bắt nguồn từ phiên âm chữ “Ú Vá” của người dân địa phương xã Noọng Luống. Trong đó, “U” được dịch là bà; “Va” có nghĩa là cái nôi. Theo truyền thuyết, suối khoáng nóng này chính là một bà tiên nằm trên một cái nôi đẹp. Phong cảnh UVa trên là đồi núi, dưới là sông, suối, hồ. Cảnh vật hữu tình, nguyên sơ thực sự tạo được cảm giác được yên bình, tâm hồn du khách lắng động giữa chốn sơn lâm tĩnh mịch như trong huyền sử.

Nếu còn thời gian và lưu luyến ở Điện Biên bạn cũng có thể ghé thăm hồ Pá Khoang với thảm thực vật phong phú, cảnh sắc thiên nhiên đầy màu sắc cùng những rừng hoa phong lan tuyệt đẹp quanh hồ hay tham quan cánh đồng Mường Thanh rộng lớn, trải dài hơn 20 km và rộng 6 km, được mệnh danh là “cái kho” chứa đầy ngô lúa… Theo tôi, đây cũng chính là một phương tiện, trải nghiệm rất hay và thú vị để đưa mình hòa nhập với thiên nhiên, để hiểu và yêu quý những thứ quanh ta hơn.

Theo như cộng đồng phượt thủ trên cả nước thì Điện Biên cũng là một nơi rất đáng để phượt. Đặc biệt là cực Tây A Pa Chải – ngã ba biên giới giữa Việt Nam, Lào, Trung Quốc cách trung tâm Điện Biên 250km, lái một chiếc moto phân khối lớn, băng băng trên đèo để đi lên một độ cao 1864m so với mực nước biển, cảm nhận cái man mát của gió luồn vào mặt, vào tóc, quả thật là một cảm giác dễ chịu và kích thích không chỉ đến với phượt thủ mà cũng đến với tất cả mọi người.

Không những thế, khi phượt ta ó thể ghé qua các hang động nổi tiếng cổ xưa nơi đây như là Pa Thơm, Xá Nhè và tận hưởng những tảng đá được không gian, thời gian, nước và gió bào mòn theo thời gian tạo thành những khối hình rất thú vị và li lỳ. Đặc biệt là những thác nước ở trong động, từ thuở xưa, các nhà sư sử dụng thác nước để tu luyện và khi đi phượt chúng ta cũng có thể thử cảm giác đó, tâm hồn của một con người sẽ lần lượt được uốn nắn theo một cách tự nhiên và chính xác nhất khi mà ta tiếp xúc, thưởng thức cảnh đẹp một cách đúng đắn.

Có người từng nói thời gian, thiên nhiên, lòng kiên nhân là ba người thầy thuốc vĩ đại. Khi ở gần thác nước, tâm hồn ta sẽ dẫn dần được rửa sạch, trí não ta sẽ dần dần loại bỏ các vật chất tầm thường và giúp ta nâng cao nhận thức và tâm hồn của mình lên một đỉnh điểm mới, nơi mà chỉ có bậc cao nhân mới có thể cảm thụ được.

Nhắc đến du lịch mà không nhắc đến ẩm thực Tây Bắc thì quả là một thiếu sót lớn. Đâu tiên nhắc về Tây Bắc, đặc biệt là Điện Biên, cái nổi tiếng của nơi đây đó chính là một loại đồ chấm vô cùng kì diệu mang tên chẳm chéo. Được làm từ quả mắc kén, món chẳm chéo có nhiều điểm tương đồng với muối vừng của người kinh tuy nhiên mùi lại thơm hơn nên được chọn làm gia vị huyền thoại của Tây Bắc.

Nếu nhắc đến một món ăn kinh dị nhưng trở thành đặc sản thì tây bắc cũng có, thử thách độ gan dạ của bạn bằng cách bỏ một con sâu chít vào miệng và cảm nhận độ ngon ngọt của nó. Vị của loài động vật từ thân cây chít này rất ngon,béo và căng mọng nước, nó được dùng để chế biến thực phẩm, ngâm rượu và thậm chí ăn sống. Theo như nghiên cứu thì sâu chít rất có lợi cho sức khỏe và hàm lượng dinh dưỡng của sâu cũng rất cao nên đây cũng chính là một món ăn tuy kinh dị nhưng rất đáng để thử.

Điện Biên vì thuộc Tây Bắc vùng núi cao nên có rất nhiều dân tộc miền núi sinh sống, những ẩm thực của người dân tộc cũng có những món làm say mê thực khách dù có kén ăn đến mấy. Món ăn dân dã lọt top 10 của Điện Biên đáng để thử nhất đó là xôi nếp nương. Xôi được nấu vô cùng kì công vì gạo nếp phải được ngâm trong nhiều giờ liền khi đồ xôi mới không bị sượng và đặc biệt là xôi phải được đồ trong chõ gỗ đặc biệt của dân tộc, chín bằng hơi, mềm dẻo chứ không dính tay, qua hai lần đồ thì mới dẻo và thơm được.

Đến Điện Biên nhất định phải cùng các dân tộc thiểu số tham gia trao đổi văn hóa và hưởng thụ các món ăn tuy dân dã nhưng vô cùng tinh tế nơi đây thì mới gọi là đi du lịch điện biên. Sau khi tìm hiểu về địa điểm du lịch, chính là lúc chúng ta tìm hiểu địa điểm thích hợp để khám phá nó. Vì Điện Biên thuộc tiểu vùng Tây Bắc nên khí hậu sẽ tương đối khắc nhiệt nên cần tìm hiểu thật kĩ để tránh đến đây nhằm vào mùa mà hứng cái rét tận sương tủy vào trong người nhé.

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao nên nhiệt độ nơi đây tương đối mát mẻ với nhiệt độ trung bình từ 21 đến 23’C tuy nhiên lại có mưa mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Thời điểm này nên tránh đi du lịch sang điện biên vì đất sẽ khá trơn và dễ bị sạt lở, kèm theo những cơn mưa cực kì lạnh lẽo, chẳng hợp cho việc đi tham quan, đi chơi hay ngắm cảnh gì cả.

Tôi khuyên các bạn nên đi vào tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau vì lúc này đang là mùa khô, tuy vậy đừng chủ quan các tháng này thường có nhiệt độ về đêm vẫn tương đối thấp – đôi khi nhiệt độ hạ chỉ còn 12’C nên hãy mang áo ấm và chăng theo để đề phòng trời lạnh nhé. Việt Nam có tổng cộng 54 dân tộc thì Điện Biên đã có đến 21 dân tộc, cũng vì vậy mà nơi đây cũng là một trong những khu hội tựu những cái hay về văn hóa phi vật thể của nước nhà.

Du lịch Điện Biên bạn có thể tham quan các lễ hội để hiểu rõ hơn về các anh em, dân tộc của Việt Nam như Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao thường được tổ chức sau thu hoạch vụ mùa vào cuối năm cũ hay đầu năm mới tức là từ tháng 12 năm cũ đến tháng cuối tháng 1 năm sau, lễ Bó khoăn khoai Điện Biên tổ chức sau khi kết thúc vụ mùa, đây là một lễ được tổ chức để cảm ơn con trâu sau khi mùa vụ đã hoàn thành, lễ mừng cơm mới dân tộc Si La thường được tổ chức từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 (khoảng tháng 8 âm lịch) là thời gian vụ lúa đầu mùa bắt đầu chín và được tổ chức vào ngày Thìn hoặc ngày Tỵ. Hay lễ hội Thành Bản Phủ được tổ chức hàng năm vào các ngày 24 và 25/2 Âm lịch, tại xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên nhằm tưởng nhớ anh hùng Hoàng Công Chất.

Lễ hội hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái ở Tây Bắc tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Đây là lễ hội nổi bậc nhất của miền Tây Bắc mây mở bao phủ. Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc…

Lễ hội Hoa Ban thể hiện nét văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái với tâm nguyện thỉnh bái “Then” – vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái; thỉnh bái “nàng Ban” – một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái và tình yêu đôi lứa thuỷ chung; thỉnh bái ma trời, ma mường, ma núi, ma sông… phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cho lứa đôi hạnh phúc và phù hộ cho cuộc sống của dân bản luôn đầm ấm, yên vui.

Khi cần đi du lịch hay công tác từ thành phố Hồ Chí Minh đi Điện Biên, việc tìm hiểu rõ quãng đường và thời gian là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây là một chặng đường tương đối xa gồm 1986 km dọc theo các tỉnh từ Bắc vào Nam nhưng với sự trợ giúp của phương tiện giao thông hiện nay thì đây không còn là một trở ngại lớn nữa.

Việc bạn có thể làm để tiến ra Điện Biên một cách nhanh nhất đó chính là bắt một chuyến bay ra sân bay Điện Biên và leo lên một taxi để đi về trung tâm thị xã Điện Biên. Theo như giá vé của một số hãng máy bay như Vietjet, Vietnamairlines,… thì giá vé trung bình hiện nay là tầm 2 triệu cho một người đi một chiều và nó chỉ chiếm của bạn hơn 4 tiếng để di chuyển từ nam ra vùng tây bắc, tuy nhiên đây là chuyến bay có một điểm dừng để cho phi công nghỉ ngơi.

Khi đáp xuống sân bay chỉ cách Điện Biên có 4 cây số nên bắt một chiếc taxi để ra Điện Biên tuy nhiên giá taxi tại Điện Biên giá tương đối cao nên tốt hơn hãy thuê xe máy hay đi xe ôm để vào trung tâm thị trấn nhé. Về chỗ ở thì Điện Biên có rất nhiều khách sạn cho bạn lựa chọn nhưng nổi tiếng và được đánh giá vào top 3 thì đó là Him Lam, Ruby Điện Biên và Mường Thanh.

Tuy nhiên có sự chênh lệch về giá cả của 3 khách sạn này, cụ thể là Mường Thanh sẽ có giá phòng cao nhất với giá 1m2 nếu bạn đặt trước trên App Trivago, Him Lam tuy rẻ hơn nhưng giá vẫn gần 1 triệu đồng cho một đêm và khách sạn Ruby điện biên sẽ rẻ nhất với giá là 800.000đ. Tuy nhiên có nếu bạn đặt phòng ở Mường Thanh và Him Lam thì bạn sẽ có được bữa sản miễn phí do khách sản chuẩn bị.

Nhưng nếu là tôi, tôi sẽ chọn cách ở theo homestay vì nó sẽ giúp ta biết được, hiểu được các dân tộc khác về văn hóa, ẩm thực và âm nhạc của họ. Homestay ở đây bạn có thể xin ở trong các bản nhà sàn của dân tộc để trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa bản địa, cùng nghe những bản nhạc được phối bằng các dụng cụ dân tộc, cùng ăn những món ăn dân dã, cùng tim hiểu văn hóa, trao đổi với một dân tộc khác thì vậy còn đáng giá hơn cho một chuyến du lịch.

Du lịch và khám phá bằng homestay, tiếp cận gần với người dân bản địa, đặc sản, văn hóa là tiếp cận đến một thứ tốt đẹp nhất của một con người, du lịch bằng homestay là một hình thức giúp ta nhận được những cái tốt từ văn hóa của một bộ tộc khác nhằm nâng cao tầm hiểu biết, cách cư xử và cách nhìn mọi vật một cách trực quan nhất có thể. Đó là tất cả những thông tin cần thiết mà bạn có thể dựa vào nó để sắp xếp một chuyến đi du lịch thật thú vị đến Điện Biên nhé. Tham gia vào các bản làng, rèn luyện tâm hồn, nâng cao nhận thức của mình bằng văn hóa của một bộ tộc khác là một điều đáng để chinh phục và khám phá. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và an toàn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang