Thuyết minh thương hiệu ô tô FORD
- Mở bài:
Thương hiệu ô tô Ford vốn rất quen thuộc với nhiều người Việt Nam với dòng xe gầm cao vô cùng ấn tượng. Không những thu hút về mẫu mã, kiểu dáng, Ford thuyết phục người tiêu dùng bởi phong cách mạnh mẽ trên mọi dặm đường.
- Thân bài:
Công ty Ford Motor là một công ty đa quốc gia có trụ sở ở Hoa Kỳ và là nhà xản suất xe ôtô lớn hàng thứ 5 trên thế giới. Theo số lượng xe bán ra toàn cầu, Ford Motor đứng sau Toyota, General Motors, Volkswagen và Hyundai-Kia.
Hãng được thành lập bởi Henry Ford và các cổ đông vào năm 1903. Henry Ford là một người say mê chế tạo động cơ. Sau nhiều lần thất bại với các công ty sản xuất ô tô, năm 1903, Ford quyết định lập công ty mang tên mình.
Từ những thất bại trước đó, Henry Ford nhận ra rằng, cải tiến các tính năng của chiếc ô tô và làm cho nó nhanh hơn, mạnh mẽ hơn là yếu tố quyết định sự thành công trong lĩnh vực mới mẻ này. Ngày nay, khi nói đến yếu tố cải tiến thì không có gì mới mẻ nhưng ở đầu thế kỉ 20 thì đó là một việc kì công.
Để gây ấn tượng đối với các nhà đầu tư, trong một cuộc triển lãm, Ford đã lái một chiếc xe được thiết kế mới hoàn toàn chạy qua khoảng cách một dặm trên mặt băng hồ St.Clair trong 39.4 giây. Đó là một tốc độ kỷ lục trên mặt đất mới. Việc làm của Ford đã khiến cho Barney Oldfield, một tay đua nổi tiếng vô cùng ấn tượng. Ngay ngày hôm đó, ông đã lái chiếc xe ấy chạy vòng quanh đất nước và làm cho thương hiệu Ford trở nên nổi tiếng trên khắp Hoa Kỳ. Thương hiệu ô tô Ford đi vào lòng người dân nước Mĩ chỉ với một hành động ý nghĩa ấy.
Kể từ đó, Ford tập trung sản xuất và phân phối ô tô và bán ra khắp thị trường. Đến năm 1906, Ford trở thành nhãn mác xe bán chạy nhất nước Mỹ với 8,729 chiếc được sản xuất. Thành côn trên nước Mĩ, Ford tiếp tục mở rộng các nhà máy sant xuất đến Bắc Mĩ và châu Âu. Ford cũng không ngừng cải tiến kĩ thuật, làm cho sản phẩm tốt hơn, mạnh hơn, nhanh hơn nữa đúng như khẩu hiện mà Ford đã đưa ra.
Năm 1913, Ford vận hành dây chuyền lắp ráp tự động đầu tiên tại nhà máy lắp ráp Highland Park, tăng tốc độ lắp ráp chiếc Model T nhanh hơn 8 lần. Sau khi đã tự động hóa day chuyền sản xuất làm giảm bớt lượng công nhân trong các nhà máy. Công ty quyết định tăng lương cho công nhân lên gấp đôi mức lương hiện hành.
Chính việc làm ý nghĩa đó, Ford càng khẳng dịnh uy tín trong lòng khách hàng, tạo động lực thúc đẩy công ty không ngừng phát triển. Năm 1921, sản lượng của Ford vượt mức 1 triệu xe/năm, gấp 10 lần so với hãng sản xuất bán chạy thứ 2 là xe ô tô Chevrolet. Đến năm 1929, Ford khẳng định vị trí số 1 của mình bằng việc sản xuất trên 1.5 triệu chiếc ôtô.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 thực sự tàn phá Ford nặng nề. Trong khoảng thời gian này, Ford và các hãng sản xuất ô tô khác gần như bị đình trệ sản xuất. Đến năm 1932, bước ra khỏi địa suy thoái, Ford tái thiết bằng việc giới thiệu động cơ V8. Đến năm 1936, chiếc Lincoln Zephyr ra đời, lấy lại sức mạnh của thương hiệu Ford.
Ford chìm đắm trong cuộc suy thoái và liên tục mất thị trường do chiến tranh thế giới thứ hai. Từ 1941 đến 1945, Ford hạn chế sản xuất. Năm 1946, chiến tranh kết thúc, Ford mới trở lại phục hồi sản xuát lại tiếp tục. Năm 1965, doanh số của Ford ở thị trường Mỹ đã vượt ngưỡng 2 triệu chiếc, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của thương hiệu Ford tại thị trường nội địa.
Từ sau 1966, Ford mở rộng đầu tư mạnh mẽ ra thị trường ngoài nước Mĩ. Đến năm 1973, nhãn mác Ford ở Mỹ đã vượt mức kỷ lục 2,35 triệu chiếc. Ford cũng thực hiện chiến lược giàn lấy cổ phần tại các tập đoàn sản xuất lớn khác như Mazda, hoặc chi tiền mua lại nhãn mác Volvo, Land Rover, Rover; thành lập đội đua xe công thức một Jaguar.
Sau quá trình nỗ lực phát triển theo định hướng riêng của mình, Ford từng bước vượt qua các cuộc suy thoái, không ngừng nỗ lực vươn lên khẳng định vị trí của mình trong làng ô tô thế giới. Việc vươn lên của các tập đoàn sản xuất ô tô từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ khiến cho Ford gặp nhiều khó khăn. Đó cũng là tình hình chung của các hãng sản xuất ô tô thế giới trong thời đại công nghệ. Thế nhưng, Ford vẫn khẳng định được thương hiệu của mình với những giá trị cốt lõi không thể thay thế được.
Xét về doanh số bán hàng, hiện nay, thương hiệu Ford đang xếp vị trí thứ 8 trong top 10 thương hiệu có doanh số bán hàng cao nhất thế giới.
- Kết bài:
Điểm khác biệt lớn nhất của thương hiệu Ford với các thương hiệu khác đó là mạnh mẽ, phong cách, sành điệu. Nếu Mecerdes-Benz hướng đến túi tiền của người giàu có với các dòng xe hạng sang, Toyota với các sản phẩm phục vụ người bình dân thì Ford hướng đến thị trường tầm trung, tập trung phát triển các sản phẩm ở phân khúc này, chú trọng vào thị trường châu Á, một châu lục đang phát triển mạnh mẽ và số người giàu ngày càng nhiều hơn.