Thuyết minh về loài chó Ngao Tây Tạng.
- Mở bài:
Chó ngao Tây Tạng hay còn gọi là Ngao Tạng, được người Tây Tạng nuôi và huấn luyện để bảo vệ gia súc và bảo vệ cuộc sống của những người dân bản địa trên vùng núi Himalaya khỏi những con thú hoang như chó sói, hổ, gấu và để canh gác các tu viện ở Tây Tạng. Chó ngao Tây Tạng được cho là Chúa tể của thảo nguyên và được mô tả là to hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn hươu nai. Chúng được xem là một loài thần khuyển, oai linh ghê gớm.
- Thân bài:
Người Tây Tạng nuôi và huấn luyện loài Ngao để bảo vệ cuộc sống của những người dân từ hàng trăm năm trước bởi bản tính trung thành, lỳ lợm của nó. Giống chó này còn được biết đến bởi câu chuyện cùng Thành Cát Tư Hãn chu du khắp châu Âu, cộng với sự thuần chủng không bị lai tạp qua nhiều kỉ đã làm nên cái giá “trên trời” của nó. Vì vậy, hiểu về giống chó ngao tây tạng “huyền thoại” này nhé!
Chó Ngao Tây Tạng là một giống chó trong họ Mastiff có từ các vùng cao nguyên ở Tây Tạng, Nepal và dãy Himalaya. Chúng xuất hiện cách đây 7000 năm vào thời kì những giống chó nhà bắt đầu được phân hóa. Không giống với những loại chó cổ khác trên thế giới bị pha tạp với những loại chó nhà.
Ngao Tây Tạng vẫn giữ được hệ gen nguyên thủy tinh khiết và được coi là chúa tể cao nguyên.Tên của chúng trong tiếng Anh là Tibetan Mastiff, có nghĩa là “chó du mục” trong tiếng Tây Tạng. Vào 1500 năm trước, chó Ngao được phân hóa thành 2 loại là Do-Khyivà Tsang-Khyi. Do-Khyi nhỏ hơn Tsang-Khyi và sống với dân làng hoặc rong ruổi trên thảo nguyện với những người du mục để giúp canh gác gia súc, xua đuổi, chiến đấu với sư tử, sói, gấu, hổ. Còn Tsang-Khyi thì sống trong các tu viện, đền chùa ở Tây Tạng để canh gác các tu sĩ và Lạt Ma.
Chó Ngao được xem là một linh vật ở dãy Himalaya. Trong truyền thuyết chúng được sinh ra để làm cận vệ canh giữ thân xác của các vị thần đang tu trong các động trên dãy hymalaya. Vậy nên ở Trung Quốc thời nay, người ta không chỉ nuôi chó Ngao để giữ nhà đồng, làm thú cưng mà còn để được các thần phù hộ. Và cũng theo truyền thuyết các vị thần tạo ra chó Ngao từ 4 nguyên tố: đất, nước, gió, lửa( vàng xanh, trăng, đỏ) tổng hợp thành Tử Kì Lân màu tím than. Nên ngày nay hình ảnh Kì lân được xuất hiện trên chén, dĩa để trang trí hoa văn và được tạc tượng sử dụng trong thuật Phong Thủy, trấn giữ chùa, nhà cửa, phần mộ.
Được biết đến là loài chó lớn nhất thế giới, Ngao Tây Tạng đực nặng từ 64-90 kg, cao 66-83cm còn con cái thì nhỏ hơn một chút với cân nặng 55-79kg và chiều cao 61-71cm. Cũng như các loài chó khác, lông cùa chúng cũng có nhiều màu khác nhau, như: đen, đen nâu, đen đỏ, xám hoặc vàng, trắng. Nhưng đặc biệt hơn ở chỗ Ngao Tây Tạng có một bộ lông 2 lớp phủ kín toàn cơ thể, lớp ngoài dài, mềm còn lớp trong ngắn nhưng dày như len giúp chúng có thích nghi tốt với mọi thời tiết khắc nghiệt và phần lông vùng cổ dày hơn trông giống như một con sư tử.
Đuôi chúng dài và xù, luôn cuộn cao trên lưng, đầu phẳng không hề có nếp nhăn, mũi to, tai dài phủ xuống hai má, miệng rộng với chiếc hàm khỏe. 4 chân to, có cơ bắp phát triển giúp chúng chạy rất nhanh và được miêu tả nhanh hơn cả hưu nai. Chó Ngao Tây Tạng nổi tiếng có tính trung thành tuyệt đối, chỉ thờ một chủ.
Loài Ngao Tạng khá bướng bỉnh nên khó dạy bảo và huấn luyện. Đặc biệt, tính hung dữ là “thói quen” khó bỏ của giống chó này nên cần có biện pháp huấn luyện hợp lý để tránh trường hợp làm người lạ bị thương. Ngao Tạng có tính cảnh giác cao, luôn sẵn sang chiến đấu khi có kẻ xâm nhập hay tấn công chủ.
Ngao Tạng có chu kì phát triển khá chậm. Con cái từ 3-4 năm mới bắt đầu chu kì sinh sản còn con đực thì 3-5 năm mới có thể giao phối và mỗi đợt chỉ sinh được 2-6 con.Tuổi đời của chúng dài khoảng 10-16 năm, khá ngắn so với các giống chó khác. Chính vì những yếu tố đặc biệt và lợi ích của chú chó này nên cái giá để sở hữu một con là không hề rẻ.
Vào thời kì ngao Tạng trở thành xu hướng trên toàn Thế Giới, chắc các bạn cũng đã nghe tới “Chiến Ngao” có giá lên tới 1-3 tỷ vnđ khi mới mang từ cao nguyên Tây Tạng xuống, cái giá chỉ có những đại gia mới có thể bỏ ra cho một chú chó. Vào thế kỉ 15, sau khi thám hiểm vùng núi Himalaya, các nhà thám hiểm thường mang chó ngao Tây Tạng về nước như là món quà quý cho Hoàng gia.
Nhưng tới nay trị giá của loài chó này đã giảm xuống 100-150 triệu một con thuần chủng, gần như không bị lai tạp qua hàng trăm năm. Còn ở Việt Nam chỉ giao động từ 20-25 triệu vì có thể là giống chó lai hoặc có hình dáng,sức khỏe không tốt. Vì thế để tìm một con thuần chủng ở nước ta là rất khó.
Khi chọn chó Tây Tạng thì chúng ta nên cân nhắc về chi phí ăn uống, dịch bệnh, thuốc men,… bởi vì điều kiện thích nghi của chúng là ở vùng ôn đới nên khi mang về Việt Nam chúng sẽ dễ bị nhiễm bệnh, sức đề kháng không còn tốt nữa. Nên khi nuôi giống chó này, bạn cần phải giành nhiều thời gian, công sức, kinh phí để có thể chăm sóc chúng một cách tốt nhất.
- Kết bài:
Loài chó nói chung và giống chó ngao Tây Tạng nói riêng đã trở thành một phần quan trọng trong mỗi cá nhân và xã hội. Vì vậy, cần phải tìm hiểu thông tin kĩ càng về chất lượng, uy tín nơi mua, và cả giá cả hợp lý trước khi quyết định “tậu” một em ngao về để có được giống tốt nhất nhé.