thuyet-minh-ve-nguon-goc-dac-diem-va-vai-tro-cua-cay-lua-nuoc-678

Thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của cây lúa nước

Thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của cây lúa nước.

  • Mở bài:

Cây lúa nước vốn gắn bó mật thiết với đời sống của con người Việt Nam từ thuở sơ khai cho đến ngày nay. Không những đóng vai trò là một cây lương thực chính, cây lúa còn đi vào đời sống văn hóa, tinh thần con người, được con người quý trọng và tôn vinh như nguồn sống chân chính và đích thực của mình.

  • Thân bài:

Cây lúa nước có nguồn gốc từ cây lúa hoang dại được con người thuần hóa. Khoảng hơn 10.000 năm trước, người Việt cổ đã biết thuần hóa cây lúa hoang dại thành cây trồng cung cấp lương thực, phục vụ đời sống. Với khả năng chịu ẩm nóng, phát triển tốt trong điều kiện nước ngâm chân hoặc khô cạn, cây lúa nhanh chóng phát triển mạnh mẽ và dần thay thế vai trò của những cây lương thực khác trong đời sống người Việt. Người Việt cần cù, sáng tạo đã phát huy mạnh mẽ ưu thế của cây lúa nước, tạo nên nền văn minh lúa nước đầu tiên trên thế giới.

Cho đến ngày nay, các giống lúa hoang dại vẫn còn tồn tại, tạo nên một nguồn gen quý, giúp các nhà khoa học tìm hiểu và nghiên cứ quá tình phát triển, biến đổi và hoàn thiện của cây lúa nước ngày nay.

Lúa có rất nhiều loại nhưng hại loại lớn phổ biến nhất đó là loại nếp và loại tẻ. Lúa nếp có đặc tính dẻo thơm. Người Việt ít ăn cơm nếp nền loại gạo nếp thường dùng làm các loại bánh. Lúa tẻ dễ ăn, là lương thực chính của người việt ta. Ngoài việc dùng gạo tẻ nấu cơm, người việt còn chế biến nhiều loại bánh đọc đáo và thơm ngon từ loại gạo này.

Cây lúa là cây thuộc họ thân thảo, gióng đốt và rỗng ở đốt. Lúa rễ chùm, phát triển nông trên bề mặt. Thân cây lúa có chiều rộng từ 2 – 3 cm, chiều cao thường cao từ 60 – 80 cm. Và thường hay mọc thẳng, được nối với nhau thành nhiều đốt và thân cây sẽ rỗng, mềm. Người dân có thể dùng tay bóp nát hay bẻ cây một cách dễ dàng. Lá lúa có hình dạng giống như lưỡi mác, dài từ 20 – 40 cm, các gân lá song song, rộng khoảng 1cm, có rễ chùm và rất ưa nước. Rễ sẽ nằm ở dưới đất và có tác dụng hút dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Ngọn là nơi sẽ trổ bông lúa khi sinh trưởng và trở thành hạt lúa.

Đặc điểm cây lúa nước sống phụ thuộc nhiều vào nước. Nếu không có nước thì cây lúa sẽ không thể phát triển được. một vài giống lúa ưa cạn, có thể gieo trồng ở nương rẫy, nơi ít nước. Tuy nhiên, vòng đời sinh trưởng và phát triển của cây lúa cạn thường dài hơn cây lúa nước. Khi gieo mạ thì quá trình sinh trường sẽ kéo dài từ ba đến bốn tháng, tùy từng loại lúa.

Vòng đời cây lúa nước hiện nay diễn ra trong khoảng từ 90 đến 100 ngày. Người ta gieo cấy lúa bằng hạt thóc lên mẫm. Sau khi ủ mầm, người ta gieo mầm lúa lên ruộng bùn đã san kĩ. Hạt mầm sau 3 ngày thì vươn chồi lên. Khoảng 1 tuần thả ra 3 lá xanh. Ở giai đoạn này, cây lúa cần nhiều dinh dưỡng hơn và bắt đầu phát triển mạnh mẽ.

Cây lúa khi 25 ngày tuổi thì bắt đầu đẻ nhánh. Từ thân và gốc, các nhánh mới vươn lên. Giai đoạn này, cây lúa đạt được cả chiều cao lẫn các nhánh lúa bụ bẫm. Sau giải đoạn đẻ nhánh, cây lúa bắt đầu đi vào giai đoạn tạo bông lúa và hạt lúa. Bông lúa mọc lên từ thân lúa.

Lúa là loài cây tự thụ phấn. Giai đoạn đầu là hạt sữa. Ở một vài địa phương, người ta thu hoạch hạt sữa này để làm ra những sản phẩm hết sức thơn ngon như làm kẹo mạch nha hoặc cốm nếp xanh. Hạt sữa bắt đầu cứng dần tạo thành hạt gạo.

Đến giai đoạn này, cây lúa ngừng phát triển, thân lúa bắt đầu ngả dần màu vàng, gié lúa oằn xuống nặng nề. Khi 85% hạt lúa chín vàng, người ta bắt đầu thu hoạch lúa. Hạt lúa sau khi bóc tách khỏi gié lúa gọi là thóc. Người ta phơi khô thóc và cất giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Cây lúa cung cấp lượng lớn lương thực cho con người. tại nhiều nước ở châu Á, cơm gạo là thức ăn chính trong bữa ăn hàng ngày. Xu hướng ăn cơm gạo cũng đang bắt đầu chinh phục nhiều nước khác trên thế giới bởi cây lúa dễ tròng, năng xuất cao, dễ bảo quản, nguồn dinh dưỡng dồi dào và dễ chế biến của hạt gạo. Từ hạt gạo, con người còn chế biến thành nhiều món ăn hết sức độc đáo, thơm ngon.

Thân lúa sau khi thu hoạch thường được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, làm chất đốt, phân bón cho đất, làm giấy, giá thể trồng nấm và nhiều lợi ích khác nữa.

Cám gạo (lớp vỏ mỏng bọc ngoài hạt gạo) rất giàu dinh dưỡng, thường được dùng làm thức ăn cho gia súc, làm mỹ phẩm hoặc thuốc chữa bệnh.

Một vài quốc gia dùng bông lúa non khô để làm dẹp trong không gian nhà cửa. Cây lúa cũng được trồng trong chậu đẻ làm xanh không gian, mang lại cho không gian một sức sống tươi trẻ.

Cũng như con trâu, hình ảnh cây lúa đi vào đời sống tinh thần, văn hóa của con người từ bao đời nay, tạo nên một nền văn minh lúa nước độc đáo. Cây lúa đi vào thơ, ca, nhạc, họa, là biểu trung của sự phồn vinh, đời sống ấm no, hạnh phúc của con người.

  • Kết bài:

Cây lúa nước trong đời sống Việt Nam không chỉ mang lại cho mỗi chúng ta cuộc sống ấm no mà còn mang lại rất nhiều giá trị và tinh thần trong đời sống cũng như văn hóa của người dân Việt Nam. Ngày nay, khi đời sống phát triển, các nguồn tài nguyên bắt đầu cạn kiệt, cây lúa lại đóng một vai trò mới: lúa gạo được chọn làm nguồn lương thực dự trữ, đảm bảo an ninh lương thực của toàn nhân loại.

Thuyết minh cây lúa nước

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang