»» Nội dung bài viết:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
I. NHU CẦU BIỂU CẢM VÀ VĂN BIỂU CẢM:
1. Nhu cầu biểu cảm của con người?
* Tìm hiểu ví dụ Sgk.
Đọc hai bài ca dao Sgk/71.
– Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì?
+ Là nỗi khổ đau, oan trái của người lao động không được lẽ công bằng soi tỏ.
+ Biểu hiện niềm hạnh phúc bao la, êm ái và tự hào.
– Người ta thổ lộ những tình cảm đó để làm gì?
+ Để mong được sự chia sẻ, được sự đồng cảm.
– Vậy khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm?
+ Khi ta có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa muốn biểu hiện cho người khác biết thì ta có nhu cầu biểu cảm.
– Vậy văn biểu cảm là gì?
Ghi nhớ Sgk/73.
– Trong thư từ gửi cho người thân hay bạn bè, em có thường biểu lộ tình cảm không?
– Người ta biểu cảm bằng những phương tiện nào?
+ Viết thư, làm thơ, viết văn, ca hát, đánh đàn, …
* Ghi nhớ (ý2) Sgk/73.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm:
Đọc hai đoạn văn Sgk/72.
– Hai đoạn văn trên biểu đạt những nội dung gì?
+ Đoạn (1): Trực tiếp biểu hiện những nỗi nhớ và nhắc lại kỉ niệm của các bạn học sinh (lối biểu đạt giống trong thư, nhật kí).
+ Đoạn (2): Biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước thật ngọt ngào qua tiếng hát dân ca. Đặc biệt từ miêu tả mà liên tưởng rồi gợi ra những cảm xúc sâu sắc đó.
– Hãy so sánh nội dung của văn biểu cảm có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn tự sự và miêu tả?
+ Tự sự: Là kể lại sự việc.
+ Miêu tả: Tả lại, vẽ lại đối tượng muốn miêu tả.
+ Biểu cảm: Chủ yếu là nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
→ Hai đoạn văn trên chủ yếu là nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
– Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên, em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? à Tán thành.
* Liên hệ tình yêu quê hương, đất nuớc.
– Vậy tình cảm trong văn biểu cảm phải là tình cảm như thế nào?
Ghi nhớ (ý3) Sgk.
– Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở hai đoạn văn trên?
+ Đoạn (1): Kể lại những kỉ niệm và biểu cảm trực tiếp bằng những ngôn từ: Thảo thương nhớ ơi, xiết bao mong nhớ, …
+ Đoạn (2): Miêu tả để biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự cảm nhận về quê hương, đất nước đầy mến yêu một cách gián tiếp.
– Đoạn (2) từ chuỗi hình ảnh nào liên tưởng đến hình ảnh nào, điều đó thể hiện cảm xúc gì? (ENB).
– Bắt đầu miêu tả tiếng hát đêm khuya trên đài, rồi im lặng, rồi tiếng hát trong tâm hồn, tiếng hát trong tưởng tượng. Tiếng hát cô gái biến thành tiếng hát của ruộng vườn, quê hương, đất nước.
* Ghi nhớ (ý4) Sgk/73.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1/73: So sánh hai đoạn văn:
– Đoạn (a): Gắn với nội dung nghiên cứu về loài hoa hải đường
– Đoạn (b): Là văn bản biểu cảm Vì biểu đạt tình cảm, cảm xúc của tác giả với hoa hải đường.
– Nội dung biểu cảm: Sự yêu thích vẻ đẹp của hoa hải đường.
* Hs: Thực hành, nhận xét, kết luận, …
Bài tập 2/74: Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”?
Cả hai bài đều biểu cảm trực tiếp:
– “Sông … nước Nam”: Lòng tự hào về chủ quyền đất nước …
– “Phò … về kinh”: Thể hiện hào khí chiến thắng và …dân tộc ta.
Bài tập 2/74: Nội dung biểu cảm trong hai bài thơ:
– Cả hai bài biểu cảm trực tiếp:
+ “Sông núi nước Nam”: Lòng tự hào về chủ quyền đất nước và quyết tâm bảo vệ đất nước.
+ “Phò giá về kinh”: Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình của dân tộc ta.