»» Nội dung bài viết:
Truyện Kiều của Nguyễn Du.
I. Đọc hiểu chú thích.
1. Tác giả: Nguyễn Du.
+ Nguyễn Du (1765 – 1820), cuộc đời chịu ảnh hưởng của gia đình đại quý tộc, chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, am hiểu sâu sắc nhiều vấn đề của đời sống xã hội. Những năm tháng thăng trầm trong cuộc sống riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du tràn đầy sự cảm thông và lòng yêu thương con người.
+ Các tác phẩm của ông được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm; đóng góp to lớn cho kho tàng văn học dân tộc, nhất là thể loại truyện thơ.
2. Tác phẩm:
– Xuất xứ: Truyện Kiều dựa theo Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn.
– Thể loại: Truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát.
– Nội dung:
* Giá trị hiện thực:
+ Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến đương thời với:
+ Phời bày bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội phong kiến đương thời (thế lực quan lại, bọn buôn thịt bán người, thế lực đồng tiền).
+ Số phận con người bị áp bức (người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ).
* Giá trị nhân đạo:
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo gây đau khổ cho dân lành (bọn quan lại, bọn buôn thịt bán người, thế lực đồng tiền).
+ Thể hiện niềm cảm thông trước những đau khổ của người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ.
+ Trân trọng, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người, từ vẻ đẹp hình thức đến phẩm chất.
+ Ngợi ca ước mơ công lý, khát vọng về quyền sống, tự do, tình yêu và hạnh phúc.
* Giá trị nghệ thuật:
– Nghệ thuật kể chuyện: có bước phát triển vượt bậc so với trước đó (lối dẫn chuyện, kể trực tiếp qua lời nhân vật, kể gián tiếp qua lời tác giả).
– Phát triển ngôn ngữ:
+ Tiếng Việt đã đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật, đạt giá trị thâm mỹ (trong sáng, lời văn đẹp, hay).
+ Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên chân thực, sinh động, nhất là lối tả cảnh ngụ tình.
+ Khắc họa hình tượng, tính cách nhân vật (dáng vẻ bên ngoài và đời sống nội tâm bên trong).
* Ghi nhớ: Nguyên Du, thiên tài văn học, danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc. |
II. Luyện tập
- Tóm tắt Truyện Kiều theo kết cấu ba phần của tác phẩm.
- Nêu những nét chính về hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại qua truyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và Truyện Kiều của Nguyễn Du.