tinh-than-lang-man-van-hoc-phap-the-ky-18

Tinh thần lãng mạn từ nền văn học Pháp thế kỉ 18

Tinh thần lãng mạn từ nền văn học Pháp thế kỉ 18

Từ tinh thần triết học kinh viện cứng nhắc chuyển sang chủ nghĩa tình cảm rồi đến trào lưu lãng mạn là một cuộc chuyển mình vĩ đại của nền văn học Pháp thế kỉ 18.

Khởi đầu từ những bài luận của Bernadin de Saint Oierre với Paul và Virginnie thể hiện khát vọng về một chốn ẩn cư giữa thiên nhiên và tình yêu, lên án sự tha hóa cảu văn minh loài người, đã đặt những viên gạch đầu tiên để thế hệ sau đó xây dựng nên tòa lâu đài văn học lãng mạng huy hoàng vào giữa thế kỉ.

Sự thất vọng về thực tại và khát vọng muốn thoát ra khỏi thực tại đó của một lớp người đã tạo động lực làm bùng phát trào lưu đi tìm cái ngoài hiện thực và xây dựng một thế giới đầy ắp tình yêu và hạnh phúc.

Văn học lãng mạn Pháp trước hết là sự trở về với tự nhiên và tình cảm. Các nhà văn chú trọng vào việc khắc họa cái tôi của chủ thể với nhiều uẩn khúc, khát khao, mâu thuẫn,…  và đề cao nó đến tột bậc. Cho nên người ta gọi chủ nghĩa lãng mạn là” sự chiến thắng của chủ nghĩa tự nhiên và sự bộc bạch cái tôi”.

Lý tưởng lãng mạn vượt lên trên hiện thực, biểu thị của ước mơ về sự huyền diệu và phóng khoáng, của trí tưởng tượng vượt khỏi lề thói. Thế nên, đôi khi nó làn biến dạng thực tế để phục vụ cho một nhu cầu thẩm mĩ hoặc tình cảm nào đó. Văn học lãng mạn chú trọng khai thác những số phận trước những cơn lốc của lịch sử, trước sự trôi chảy của dòng đời theo sự biến đổi của thời gian. Hoặc cũng có khi nó đi sâu vào triết niệm mang đậm tính chất tôn giáo hoặc là sự suy niệm vĩnh cửu.

Nhân vật lãng mạn là nhân tố thực hiện lý tưởng lãng mạn của nhà văn. Đó có thể là sự phản kháng, nổi loạn, không thỏa hiệp với thực tại và thường đưa về một kết cục bi thảm (lãng mạn tiêu cực). Cũng có khi, nhân vật lãng mạn đại điện cho chân lí quyết liệt chống đối thực tại và chiến thắng (lãng mạn tích cực) và tạo được động lực cho người khác. Như Vichto Hugo đã từng khẳng định: “phải đưa nhân dân đến một tương lai chiến thắng”.

Đối với các nhà lãng mạn, tự do là ưu tiên tối thượng. Tự do về đề tài cảm hứng, ngôn ngữ, thể thức,… và cả nhân vật cũng không được ràng buộc bởi bất kì một yếu tố nào. Nhân vật thục sự được tự do thể hiện mình và đôi khi vượt quá sự kiểm soát của người sáng tạo. Nó có thể dẫn đến sự lẩn lộn trong cấu trúc. Tuy nhiên, đến điều đó cũng cần được tôn trọng. Nhân vật hoàn toàn được giải phóng.

Chủ nghĩa lãng mạn khuyến khích sự đổi mới đề tài và cách biểu hiện. Họ thích các phong vị ngoại lai, sự xa lại hoặc khác biệt,.. Bởi thế, thường xuất hiện trong các tác phẩm là không gian nghệ thuật mới lạ như:  xứ sở phương Đông huyền bí, thời kì cổ đại hoang dã, thần thoại, truyền thuyết, … Trong cách thức biểu hiện, người sáng tạo có xu hướng trẻ hóa, sôi nổi, hùng biện nhằm hướng đến thuyết phục người đọc nhưng tránh được lối triết lí khô khan.

Một đặc điểm nghệ thuật thường được các nhà lãng mạn sử dụng đó là sự tương phản, cường điệu, trữ tình ngoại đề, sự đối lập giữa cái trác việt và cái thô kệch mang tính biện chứng nhằm tạo ra một hiệu quả nghệ thuật  đầy sức thuyết phục. Hugo là người khai thác hiệu quả nhất các thủ pháp này.

Nền văn học lãng mạn Pháp thế kỉ 18, thế kỉ Ánh Sáng, đã sản sinh ra những tên tuổi vĩ đại làm rạng rỡ tinh thần Pháp và là niềm tự hào của cả nhân loại như: nhà văn Chateaubriand, nhà thơ Lamartine, nhà thơ Alfred de Musset, Mérimée,  nhà văn Alexandre Dumas, nhà văn Georges Sand, Nhà lý luận, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà tiểu thuyết vĩ đại Victor Hugo,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang