Viết đoạn văn suy nghĩ về câu thơ của Tố Hữu: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Cho là biết hi sinh, cống hiến, biết sống vì người khác. Nhận là hưởng thụ, đem phần về cho mình, sống chỉ biết có mình. Sống là cho có nghĩa là phải biết chia sẻ, giúp đỡ những ai đang cong khó khăn hơn mình, những ai đang trong nghịch cảnh đang cần sự giúp đỡ, tương trợ, cảm thông. Đâu chỉ nhận riêng mình có nghĩa là không nên chỉ biết nhận về riêng mình mà không chia sẻ, giúp đỡ người khác. Qua câu thơ, Tố Hữu chỉ rõ mối quan hệ giữa trách nhiệm và quyền lợi: sống không phải chỉ biết hưởng thụ, mà phải biết hi sinh, cống hiến, phải biết quan tâm đến mọi người. Đó là một quan niệm sống đẹp, sống hữu ích cho cuộc đời. Cuộc sống không nên chỉ biết hưởng thụ một cách ích kỉ mà cần phải biết hi sinh, cống hiến, phải biết quan tâm đến mọi người bởi thành quả của mỗi người đạt được trong cuộc sống không phải tự dưng có được mà phải trải qua một quá trình. Ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân còn là sự hi sinh, giúp đỡ, cống hiến của bao người. Vì vậy, lối sống chỉ vì mình, chỉ biết hưởng thụ mà không biết hi sinh, cống hiến là một lối sống sai lầm, không thể chấp nhận. Xét về mặt đạo lí, đó là sự vô ơn, bội nghĩa. Xét về quy luật phát triển xã hội, đó là lối sống lạc hậu, trì trệ, kìm hãm sự phát triển… Quan niệm sống là cho của Tố Hữu là quan niệm sống đúng đắn ở mọi thời đại. Hơn ai hết, thanh niên cần phải xác định rõ trách nhiệm, tình thương của mình. Cần phải biết kết hợp hài hoà giữa quyền lợi và trách nhiệm, giữa “cho” và “nhận”; giữa “cống hiến” và “thụ hưởng”, nhận thức rõ ý nghĩa cao quý khi mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác; cho cộng đồng, đất nước.