giai-thich-cau-noi-cua-ong-quan-vi-chung-hay-ghet-cung-la-hay-thuong

Tóm tắt nội dung đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Tóm tắt: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Lục Vân Tiên quê ở huyện Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, bức hại dân lành chàng vô cùng tức giận. Tiên nghĩ rằng, kẻ cướp ỷ thế mạnh hiếp đáp kẻ lành, quả là bọn bất nhân, chàng liền ra tay cứu giúp. Không có vũ khí, chàng đã bẻ cây làm gậy, dũng mãnh xông vào giữa bọn cướp. Kẻ cướp hung bạo, thấy chàng càng thêm dữ tợn, quyết trừng trị cho bằng được. Nào ngờ, chúng bị chàng đánh cho một trận, kẻ tử nạn, người trọng thương, bỏ chạy tán loạn. Đánh tan bọn cướp, chàng còn ân cần hỏi han người gặp nạn, mới biết rằng đó là Kiều Nguyệt Nga, một co gái đang trên đường cùng tỳ nữ trở về nhà thì gặp nạn. Nguyệt Nga cảm tạ ân công, muốn đền đáp xứng đáng nhưng Vân Tiên đều từ chối tất cả. Chàng cho rằng, đó là việc nghĩa, hành động phải làm của người quân tử, không cần phải báo đáp. Cảm ân đức ấy, lại thêm mến phục khí tiết trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Vân Tiên, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Còn Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình.

Giá trị nội dung và nghệ thuật:

Giá trị nội dung:

Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trung tâm: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình, thủy chung. Qua đó thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

Giá trị nghệ thuật:

Đoạn trích thành công với thể thơ lục bát dân tộc, nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác “Truyện Lục Vân Tiên” chủ yếu để kể, truyền miệng nên nhân vật được miêu tả thiên về lời nói, hành động hơn là ngoại hình,diễn biến nội tâm, qua đó nhân vật tự bộc lộ tính cách, phẩm chất.

Xây dựng nhân vật theo phương thức 3: qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc họa ngoại hình, lại càng ít đi sâu vào nội tâm. Tác giả chỉ kể về nhân vật để nhân vật tự bộc lộ tính cách, chiếm cảm tình – ghét nơi người đọc.

Ngôn ngữ mộc mạc, bình di, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dang, phù hợp với diễn biến tình tiết.

Giọng điệu thay đổi linh hoạt, phù hợp với tình tiết truyện và tính cách nhân vật, đoạn đầu tên tướng cướp kiêu căng, hống hách, giọng Lục Vân Tiên đanh thép, căm giận; đoạn sau Lục Vân Tiên ân cần, Kiều Nguyệt Nga mềm mỏng, ân tình.


Truyện thơ nôm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

Kết cấu: theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông, nghĩa là theo từng chương hổi, xoay quanh cuộc đời các nhân vât chính.

Kiểu kết cấu ước lệ: Người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở trên đường đời, bị kẻ xấu hãm hại nhưng vẫn được phù trợ, cưu mang để rồi cuối cùng tai qua nạn khỏi, được đền trả xứng đáng. Kẻ xấu bị trừng tri.

Với mục đích truyện truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó vừa phản ánh chân thực cuộc đòi đầy rẫy bất công, vừa nói lên khát vọng ngàn đời của nhân dân ta: ở hiền gặp lành, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà.

Ý nghĩa:  Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là truyền dạy đạo lý làm người. Tác phẩm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, cho nên ngay từ khi mới ra đời đã được nhân dân Nam bộ tiếp nhân nồng nhiệt, được lưu truyền rộng rãi, có sức sống mạnh mẽ, lâu bền trong lòng người dân.

Giá trị hiện thực: Vạch trần cái ác cái xấu trong xã hội. Chửi thói gian ác, điều bất công; chửi những kẻ tráo trở, bội bạc, phản phúc như cha con Võ Công; chửi những kẻ bất nghĩa, bất nhân như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm; chửi bọn người làm ăn bất lương chuyên nghề lừa bip, bóp nát nhân dân (bọn thầy bói, thầy pháp, bọn lang băm).

Giá trị nhân đạo:

Đề cao đao lý làm người. Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con mẹ con, nghĩa vơ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang những người gái hoạn nạn. Đề cao tinh thần nghĩa hiêp, sẵn sàng cứu khổ phò nguy. Thể hiên khát vong của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tối trong cuộc đời (kết thúc có hậu của truyện; thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.

Giá trị nghệ thuật:

Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm mang tính chất là mốt truyện kể dân chú ý đến cốt truyện, còn nhân vật chủ yếu thể hiện bằng hành động hơn là lời nói. Nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu còn là hoá thân cho lý tưởng yêu ghét của ông. Truyện mang màu sắc Nam Bộ cả về tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang