Tóm tắt nội dung truyện Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Chữ người tử tù lấy bối cảnh xã hội thời phong kiến đen tối nước ta. Nhân vật chính là Huấn Cao – thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa thất bại, bị triều đình bắt và kết án tử hình. Trước khi được giải đến kinh thành để hành hình, Huấn Cao bị đưa đến trại giam ở tỉnh Sơn. Tại đây, viên quản ngục vì mến trọng tài năng viết chữ rất và khí phách hơn người của Huấn Cao nên đã đối đãi hết sức chu đáo. Quản ngục tiếc cho một tài năng sắp bị hành hình, muốn được Huấn Cao cho chữ để treo ở trong nhà. Trước thái độ và hành động của quản ngục, Huấn Cao tỏ ra khinh mạn, không thèm để ý đến. Cho đến khi nhận ra được tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã quyết định cho y chữ. Cảnh cho chữ diễn ra trong phòng giam chật hẹp, tối tăm và hôi hám nhưng những nét chữ “vuông vức” lại thể hiện cái chí lớn của một con người. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục thoát khỏi nơi nhà lao, về quê để giữ lấy “thiên lương trong sáng”. Viên quản ngục nghe xong vô cùng xúc động và cúi đầu vái lạy ta người tử tù Huấn Cao với tất cả sự biết ơn và trân trọng.
Ý nghĩa: Tác phẩm đã khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao, một người nghệ sĩ tài hoa tài tử có thiên lương trong sáng và tiêu biểu cho kiểu người chỉ còn vang bóng trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng. Qua đó, ta cũng thấy được quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân. Đó là việc lựa chọn những con người để đưa vào tác phẩm của mình, phải là những con người tài hoa, tài tử, khí phách hiên ngang mang vẻ đẹp vang bóng thời xưa trong thời kì trước cách mạng và là con người lao động bình dị, thuần thục, nhuần nhuyễn với công việc của mình thời kì sau cách mạng.