Bạch Liêu
Bài viết
Thảo luận
Đọc
Sửa đổi
Sửa mã nguồn
Xem lịch sử
Thêm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với các định nghĩa khác, xem Bạch Liêu (định hướng).
Bạch Liêu (chữ Hán: 白遼, một số tài liệu ghi là Bạch Liên[cần dẫn nguồn]) sinh năm 1236[cần dẫn nguồn] quê ở làng Yên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu[1] (nay thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) nay là xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, mất năm 1315[cần dẫn nguồn]. Ông là người thông minh nhớ lâu, đọc sách ngàn dòng một mạch.[2] Ông đỗ trạng nguyên năm Thiệu Long thứ 9 (1266) đời vua Trần Thánh Tông, là vị tổ khai khoa của xứ Nghệ, nhưng không ra làm quan.[2] Ông ở lại làm môn khách giúp Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải trấn Nghệ An.[2] Với tư cách là một quân sư, ông đã giúp Trần Quang Khải thảo ra kế hoạch về tuyển quân và dự trữ lương thực, củng cố biên giới phía Nam (gọi là Biến pháp tam chương)[cần dẫn nguồn] góp phần quan trọng trong việc đánh thắng quân Nguyên Mông. Ông được cử theo đoàn sứ bộ sang nhà Nguyên, bằng trí tuệ uyên bác và tài ngoại giao, ông đã góp phần thiết lập quan hệ ngoại giao hoà hiếu giữa 2 nước[cần dẫn nguồn].
Khi tuổi đã cao, ông về quê mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân[cần dẫn nguồn]. Ông thọ 79 tuổi[cần dẫn nguồn], được an táng tại quê nhà. Ông được vua phong cho làm Phúc thần, hiệu là Đương Cảnh thành hoàng Đại Vương.[1] Sau đó, hậu duệ di cư vào trấn Nghệ An (núi Thành) xã Hưng Phú – huyện Hưng Nguyên, đã dời mộ ông vào đồng Phù Quang, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc.
Hậu duệ Bạch Liêu có Bạch Tiến An vào Quảng Ngãi, có cháu xa đời là Bạch Văn Vĩnh, thủ lĩnh phong trào Cần Vương ở Quảng Ngãi, bị Pháp chém tại bến Tam Thương ngày 15 tháng Giêng năm Bính Thân (27/2/1896). Cháu nội Bạch Văn Vĩnh là Bác sỹ Bạch Quang Minh (Bạch Ngẫu), làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông y, một thời nổi tiếng ở Hà Nội cuối thế kỷ XX. Chắt Bạch Văn Vĩnh là cựu Đạo diễn VTV4 Bạch Tố Uyên.
Nhờ có công với đất nước, ông đã được các triều Lê, Nguyễn sắc phong Thần mộ. Hiện Đền thờ Trạng nguyên Bạch Liêu tại xã Hưng Phú – huyện Hưng Nguyên – tỉnh Nghệ An, đã được Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia, theo quyết định số 2015/VH-QĐ ngày 16 tháng 12 năm 1993.[3]
Bạch Liêu [白僚] [? – ?]. Người xã Nguyên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu( nay thuộc tỉnh Nghệ An) Thiệu Long thứ 9 (1266), đời Trần Thánh Tông
Trình độ: Đỗ Trại Trạng nguyên khoa Bính Dần
Chức vụ: Sau khi qua đời được vua phong cho làm Phúc thần, hiệu là Đương Cảnh thành hoàng Đại Vương.
Tóm tắt: Là người say mê tìm hiểu các hiện tượng kỳ lạ, ông đã giúp dân chúng hiểu đó chỉ là những hiện tượng bình thường của tự nhiên chứ không phải do ma quỷ, thần thánh tạo ra.
Ngoài ra Trạng Nguyên Bạch Liêu cũng là một vị quan rất thương yêu dân chúng. Ông cho rằng: “Có hệ thống luật pháp tốt thì không cần nhiều đến các vị quan cai trị. Nếu hệ thống luật pháp tốt, vì dân và nghiêm minh thì dân sẽ tâm phục, khẩu phục tự nguyện tuân theo chứ không cần phải ép buộc. Vì dân chúng đã tin tưởng và khâm phục vào hệ thống luật pháp đó nên họ sẽ cố gắng tránh những điều luật pháp không cho phép. Còn nếu như họ vô tình phạm phải thì họ sẽ tự nguyện chịu hình phạt theo luật định mà không có lời oán thán, trách móc hay tìm cách trốn tránh.”
Chú thích: Bạch Liêu là vị trạng nguyên đầu tiên của xứ Nghệ.