Trạng nguyên Lý Đạo tái (Huyền Quang).

Huyền Quang
Bài viết
Thảo luận
Đọc
Sửa đổi
Sửa mã nguồn
Xem lịch sử

Thêm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bạn có tin nhắn mới từ một người dùng (thay đổi gần đây).
Đối với các định nghĩa khác, xem Huyền Quang (định hướng).
Tôn giả
Huyền Quang
玄光
Huyen Quang – tam tổ.jpg
Tượng Tam tổ Huyền Quang trong Thiền Viện Trúc Lâm, Đà Lạt, miền trung Việt Nam.
Tôn giáo Phật giáo
Trường phái Đại thừa
Tông phái Thiền tông
Thiền phái Thiền phái Trúc Lâm
Cá nhân
Quốc tịch Đại Việt
Sinh Lý Tái Đạo
(李載道)
1254
Châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, Đại Việt
Nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam
Mất 27 tháng 2 năm 1334
Chùa Côn Sơn, Đại Việt
Nay thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam
Bố mẹ Cha: Lý Tuệ Tổ
Mẹ: Lê thị
Sự nghiệp tôn giáo
Xuất gia Chùa Vũ Ninh (Bắc Ninh)
Thầy Quốc sư Bảo Phác
Giác hoàng Điều ngự
Tôn giả Phổ Tuệ
Tác phẩm Xem mục Tác phẩm
Tấn phong Trúc Lâm Thiền Sư đệ tam đại
Chức vụ Tổ thứ 3 Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Một phần của loạt bài về
Thiền sư Việt Nam
Ensō
Sơ khai[hiện]
Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi[hiện]
Thiền phái Vô Ngôn Thông[hiện]
Thiền phái Thảo Đường[hiện]
Thiền phái Trúc Lâm[hiện]
Lâm Tế tông[hiện]
Tào Động tông[hiện]
Dharma Wheel.gif Cổng thông tin Phật giáo
xts
Huyền Quang (玄光), 1254-1334, tên thật là Lý Tái Đạo (李載道) là một thiền sư, nhà lãnh đạo Phật giáo Đại thừa ở Đại Việt thời Trần. Ông là người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Học giỏi, đỗ cả thi hương, thi hội. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) khoa thi năm 1272?[1] hay 1274?[2] và được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Sau này từ chức đi tu, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm. Là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử. Ông là một nhà thơ lớn với nhiều bài thơ còn được lưu lại. Cùng với Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông và Pháp Loa, ông được xem là một Đại thiền sư của Việt Nam và người ta xem ông và hai vị nêu trên ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc hoặc 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ.

Truyền thuyết và sự nghiệp
Theo truyền thuyết ghi lại trong Tam tổ thực lục (三祖實錄), mẹ của Huyền Quang là Lê Thị hay đến chùa Ngọc Hoàng cầu nguyện vì tuổi đã 30 mà chưa có con. Đầu năm Giáp Dần 1254, vị trụ trì chùa Ngọc Hoàng là Huệ Nghĩa mơ thấy “các toà trong chùa đèn chong sáng rực, chư Phật tôn nghiêm, Kim Cương Long Thần la liệt đông đúc. Đức Phật chỉ Tôn giả A-nan-đà bảo: ‘Ngươi hãy tái sinh làm pháp khí Đông Độ và phải nhớ lại duyên xưa.'” Năm ấy Lê Thị sinh Huyền Quang. Lớn lên ông dung mạo dị thường, làm quan đến chức Hàn Lâm.

Tam Tổ thực lục, phần Tổ Gia thực lục chép tiểu sử Huyền Quang có nói: ông cùng vua Trần Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm huyện Phượng Nhãn, nghe Thiền sư Pháp Loa giảng kinh, liền nhớ lại “duyên xưa”, xin xuất gia thụ giáo. Tuy nhiên, cũng trong sách này mà phần tiểu sử Pháp Loa lại nói Huyền Quang thụ giáo với Bảo Phác ở chùa Vũ Ninh (Bắc Ninh). Ông được cử làm thị giả của Trúc Lâm Đầu Đà và được ban pháp hiệu là Huyền Quang.

Sau, ông theo lời phó chúc của Trúc Lâm trụ trì chùa Vân Yên (nay là chùa Hoa Yên) trên núi Yên Tử. Vì đa văn bác học, tinh thông đạo lý nên tăng chúng đua nhau đến học.

Niên hiệu Đại Khánh thứ 4 (1317), ông được Pháp Loa truyền y của Trúc Lâm và tâm kệ. Sau khi Pháp Loa tịch (1330), ông kế thừa làm Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm nhưng vì tuổi đã cao nên ông giao phó trách nhiệm lại cho Quốc sư An Tâm.

Ông đến trụ trì Thanh Mai Sơn sáu năm, sau dời sang Côn Sơn giáo hoá. Ngày 23 tháng 1 năm Giáp Tuất (1334) thời vua Trần Hiến Tông, ông viên tịch, thọ 80 tuổi. Thượng hoàng Trần Minh Tông sắc thuỵ là Trúc Lâm Thiền Sư Đệ Tam Đại, đặc phong Từ Pháp Huyền Quang Tôn Giả.

Lý Đạo Tái [李道再] [1254 – 1254]. Người làng Vạn Tải, huyện Gia Định xứ Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Thành , Bắc Ninh) Nguyên Phong thứ 2 ( 1252 ), đời Trần Thái Tông
Trình độ: Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý

Chức vụ: Làm quan ở Đông các Viện Hàn lâm

Tóm tắt: Làm quan ở Đông các Viện Hàn lâm, có đi sứ Trung Quốc. Về sau , ông bỏ quan đi tu ở chuà Quỳnh Lâm ( Hải Dương cũ ), được sư pháp Loa và Trần Nhân Tông ( tổ thứ nhất ) rất trọng . Năm 1317, Pháp Loa ( vị tổ thứ 2) đem y bát của Điêu ngự giác hoan`g ( tổ thứ nhất ) truyền cho . Sau khi được truyền Y bát, Đạo Tái lên tu ở núi Yên Tử làm vị tổ thứ 3 của phái Phật Trúc Lâm, với đạo hiệu Huyền Quang Tôn Giả . Huyền Quang giỏi thơ văn. Hiện còn tác phẩm ” Trần triều thế phả hành trạng ”
Ông cùng với trạng Nguyên Lê Văn Thịnh, Nguyễn Hiền, Nguyên Quang Bật… vừa cố gắng làm sáng tỏ Đạo của người Đại Việt, vừa kiến giải, tiếp thu Đạo Phật theo cách riêng của người Đại Việt… Mặc dù nền khoa bảng hoàn toàn dựa vào kinh sách của Nho gia nhưng ở mỗi vị Trạng Nguyên, cái ý chí độc lập về tinh thần, về tri thức luôn thức tỉnh mạnh mẽ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang