Trần Quốc Lặc (chữ Hán: 陳國扐, 1230 – ?) là Trạng nguyên của Việt Nam, ông là người làng Uông Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Thượng Hồng[1][2] (nay là thôn Uông Hạ, xã Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Tháng 2 năm 1256, ông đỗ Kinh trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Nguyên Phong thứ 6, đời Trần Thái Tông, cùng khoa với Trại trạng nguyên Trương Xán, bảng nhãn Chu Hinh, thám hoa lang Trần Uyên[3]. Làm quan đến Thượng thư. Sau khi mất, vua phong làm Phúc thần, hiệu là Mạnh Đạo Đại Vương[1].
ham khảo: Được lấy từ ĐVSKTT & KĐVSTGCM
Trần Quốc Lặc [陳國勒] [? – ?]. Người làng Uông Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Thượng Hồng ( nay là huyện Nam Thanh , Hải Dương ) Nguyên Phong thứ 6 (1256), đời Trần Thái Tông
Trình độ: Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn
Chức vụ: Làm quan đến Thượng thư, sau khi mất, vua phong làm Phúc thân`, hiệu là Mạnh Đạo Đại Vương
Tóm tắt: Bính Thìn, năm thứ 6 (1256). (Tống, năm Bảo Hựu thứ 4).
Tháng 2, mùa xuân. Thi Thái học sinh. Trước kia, thi lấy sĩ tử, chỉ lấy đỗ có một Trạng nguyên, nay mới chia ra kinh và trại: Từ Thanh Hóa trở vào trong gọi là trại; từ Thanh Hóa trở ra ngoài gọi là kinh. Khoa thi này, lấy Trần Quốc Lặc đỗ kinh Trạng nguyên; Trương Xán đỗ trại Trạng nguyên, Chu Hinh đỗ bảng nhãn, Trần Uyên đỗ thám hoa; còn 43 người đỗ thái học sinh, đều được xuất thân2 tùy theo cấp bậc cao thấp khác nhau.
Ông học giỏi, đề cao cái Tâm của con người “Phàm là người học Đạo, không nên lo trăng có sáng không, không nên lo đức của mình có mỏng không, không nên lo trí của mình có mạnh không… mà trước hết nên nghĩ làm sao để tâm mình phải sáng đã… Tâm đã sáng thì đức sẽ dầy, đức dầy thì trí mạnh, trí mạnh thì không chỉ nhìn thấy trăng sáng mà còn nhìn thấy vạn vật đều sáng theo cái tâm của mình’’.
Mẹ ông bị sét đánh chết nên người làng cho rằng bà đã phạm một tội ác nào đó nên thiên lôi mới trừng phạt.
Để minh oan cho mẹ, ngay từ nhỏ ông đã tìm hiểu tại sao có sét? Sét từ đâu đến và tại sao lại phóng xuống đất? Sau này, người ta đã học theo cách của ông để trách sét khi gặp mưa.
Lời chua – Quốc Lặc: Người huyện Thanh Lâm thuộc Hồng Châu.
Trương Xán: Người ở Hoành Sơn thuộc Bố Chính.
Chu Hinh: Người ở Tế Giang thuộc Bắc Giang.
Trần Uyên: Người ở Đường Hào thuộc Hồng Châu.