tri-thuc-ngu-van-bai-2-nhung-cung-bac-tam-trang-ngu-van-9-ket-noi-tri-thuc

Tri thức Ngữ văn bài 2: Những cung bậc tâm trạng – Ngữ văn 9, Kết nối tri thức

Tri thức Ngữ văn bài 2: Những cung bậc tâm trạng – Ngữ văn 9, Kết nối tri thức

1. Thơ song thất lục bát.

Song thất lục bát là thể thơ có nguồn gốc dân tộc, kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thấy) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát). Bài thơ song thất lục bát có thể được chia khổ hoặc không, số câu trong mỗi câu thơ không cố định.

– Tương tự như thể lục bát, song thất lục bát cũng có hiện tượng biến thể: có khi bài thơ mở đầu bằng cặp lục bát chứ không phải cặp song thất; có khi một số cặp câu lục bát liền nhau sau đó mới đến cặp song thất; có khi số chữ của các câu thơ không theo quy định.

– Thơ song thất lục bát sử dụng cả vần lưng (yêu vận) và vần chân (cước vận). Vần lưng được gieo ở tiếng thứ sáu (hoặc thứ tư) của câu thơ 8 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 6 tiếng ngay trước nó) và tiếng thứ ba (hoặc thứ năm) của câu thơ 7 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng liền trước nó). Vần chân được gieo ở tiếng cuối của tất cả các câu thơ.

– Thanh điệu trong thơ song thất lục bát cụ thể như sau:

Trong đó: thanh bằng (B), thanh trắc (T)

– Câu thơ 7 tiếng thường có cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/2/2 hoặc 3/4). Hai câu 6 và 8 ngắt nhịp theo thể thơ lục bát. Một số câu thơ có thể đọc theo những các ngắt nhịp khác nhau, mỗi cách ngắt nhịp tạo ra một nghĩa, giúp người đọc có được sự đa dạng trong cảm thụ.

2. Biện pháp tu từ: chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.

Chơi chữ: là biện pháp tu từ vận dụng những đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa hoặc quy tắc kết hợp từ ngữ một cách khéo léo, sáng tạo nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, thú vị cho người đọc (người nghe).

Điệp thanh: là biện pháp tu từ ngữ âm, tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu cùng loại (thanh bằng hoặc thanh trắc) để làm tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quả diễn đạt.

Điệp vần: là biện pháp tu từ ngữ âm, sử dụng những âm tiết có vần giống nhau nhằm tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính nhạc để biểu đạt cảm xúc của người viết (người nói), đồng thời gây ấn tượng thẩm mĩ cho người đọc (người nghe).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang