Trừ tịch – khoảng khắc linh thiêng của vũ trụ
Đêm trừ tịch chính là đêm ba mươi tháng chạp, đêm cuối cùng của năm cũ. Trừ tịch là khoảng thời gian trước nửa đêm một khắc và kéo dài sang năm mới một khắc. Như vật, trừ tịch chính là thời khắc giao thừa giữa năm cũ và năm mới.
Đúng ra là phải gội là trừ tịch chứ không phải là trừ tịch như cách gọi quen thuộc lâu nay. Bởi “trừ” có nghĩa là thay đổi, hoán đổi, “tịch” có nghĩa là đêm. “Trừ tịch” có nhĩa là “đêm có sự thay đổi”. Như vậy nếu thêm từ “đêm” vào với “trừ tịch” thành “đêm trừ tịch” thì dư một chữ “đêm” khiến cho ý nghĩa từ bị trùng lập.
Khoảng khắc giao thừa diễn ra vào giữa đêm ba mươi, lúc này bầu trời rất tối. Bởi thế, khoảng khắc trừ tịch được xem là khoảng thời gian của sự yên nghỉ, giũ bỏ muộn phiền, là khoảng khắc của tĩnh lặng và sự linh thiêng của vũ trụ.
Đêm trừ tịch là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình xum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành sẽ đến và tiễn trừ năm cũ.
Cũng chính trong khoảng khắc này, xảy ra một sự hoán đổi lớn nhất trong năm của các thần linh cai quản. Các vị thần của năm cũ sẽ tổng kết toàn bộ các hoạt động của gia chủ trong một năm và bàn giao cho vị thần cai quản trong năm mới. Bởi trong 12 vị thần luân chuyển hằng năm có Thiện Thần (vị thần tạo điều thiện) và Ác Thần (vị thần gây điều ác), thế nên muốn được an bình, gia chủ thường cúng bái rất long trọng và đầy đủ để tiễn đưa thần cũ, đón tiếp thần mới tiếp quản.
Các loài ma quỷ thừa cơ khoảng khắc bàn giao của các thần, không ai canh giữ cửa nhà nên thừa cơ phá phách. Để chống lại ma quỷ thừa cơ gây họa, con người thường dựng trước cổng nhà một cây nêu thật cao có gắn đầy đủ các thần khí (tỏi, sả, chỉ ngũ hành,..) để trấn áp chúng.
Khoảng thời gian trừ tịch diễn ra rất ngắn nên gia chủ để tránh sai sót phải chuẩn bị từ trước đó. Khi đến giờ thì lần lượt tiến hành các thủ tục cúng bái. Họ thường quét dọn của nhà, vườn ruộng sạch sẽ từ ngày hôm trước để các Thiện Thần thấy được sự thành tâm của gia chủ mà ghé đến tạo phúc lành. Các thần khí trấn yếm cũng được bài trí kĩ lưỡng ở khắp các ngã đi, lối vào. Nhiều người kĩ lưỡng thường không dám xuất hành vào khoảng khắc linh thiêng này.
Chuyện cổ Việt Nam còn lưu lại sự tích thú vị về thời điểm này. Thuở xa xưa, khi loài quỷ còn thống trị khắp mặt đất, loài người phải làm thuê và phục vụ cùng cực cho chúng. Với bản tính tham lam, quỷ tìm đủ mọi cách để cướp trắng trợn các nông phẩm của con người khiến cho họ ngày càng trở nên đói khổ. Quá khổ đau, con người than vãn với đức Phật. Bởi từ lâu đã ghét loài quỷ tàn ác, nên phật liền chỉ dẫn:
– Các con hãy thương lượng với quỷ rằng trong ba phần của cây: gốc, giữa thân và ngọn quỷ chỉ được lấy một phần; phần còn lại thuộc về con người. Nếu quỷ đồng ý ta sẽ chỉ dẫn tiếp.
Con người cảm tạ đức Phật và trở về gặp quỷ:
– Các ông quá khôn ngoan, đã lấy hết những gì chúng tôi làm ra. Nay hãy vì chúng tôi mà thỏa thuận lại. Các ông sẽ lựa chọn trước trong ba phần: gốc, giữa thân và ngọn cây trồng, các ông chọn phần nào thì các ông lấy. Phần còn lại thuộc về chúng tôi.
Ngày ấy loài người trồng cây lúa là chủ yếu. Quỷ nghĩ cây lúa chỉ có ngọn là ăn được nên chọn lấy phần ngọn, phần gốc và giữa thân cho hết con người. Quỷ nghĩ thầm, cười đắc ý và ra quyết định lựa chọn như thế. Hai bên giao kèo kĩ lưỡng.
Con người gặp đức Phật và trình bày lại sự việc. Phật cười bảo:
– Năm nay các con hãy tìm dây khoai mà trồng.
Y theo lời phật, năm đó con người trồng khoai trên khắp mặt đất. Đâu cũng thấy dây khoai vươn lên vô cùng tươi tốt. Đến ngày thu hoạch, con người gọi quỷ đến nhận lãnh phần mình. Nhìn thấy ruộng khoai xanh rờn, ăn đọt lá thấy đắng chát, quỷ căm tức vô cùng. nhưng không thể làm gì được.
Đến vụ sau, rút được bài học từ năm trước, năm nay quỷ thây đổi “chúng lấy gốc và cho con người phần còn lại.
Con người lại tìm đến đức phật và được Người chỉ dẫn:
– Năm nay các con hãy trồng lúa.
Phấn khởi từ vụ mùa bội thu năm trước, năm nay con người hăng say lao động không biết mệt mỏi vì tin chắc vào phần thắng. Đến mùa thu hoạch, như thường lệ, con người lại gọi quỷ đến lấy phần mình. Nhưng nhìn ruộng lúa tốt bời bời, trĩu hạt nhưng phần gốc khô cúng chẳng ăn được khiến quỷ giận đến sôi người. Năm ấy, con người thu được rất nhiều thóc ,gạo, cuộc sống no đủ, thôn làng rộn rã tiếng cười.
Cay cú vì hai lần trắng tay, lần này quỷ chủ động đến nói với con người:
– Các ngươi nhờ thần Phật mà thắng ta hai lần. Nhưng lần này các ngươi sẽ không thể thắng nữa. Ta sẽ lấy phần gốc lẫn phần ngọn những gì các ngươi trồng được. Hãy siêng năng mà làm việc cho tốt.
Qua lo lắng, con người cầu xin Phật cứu giúp. Phật nghe xong cười bảo:
– Các con hãy yên tâm. Loài quỷ gian ác, cậy mạnh hiếp yếu. năm nay các con hãy trồng ngô trên khắp ruộng vương, nhất định sẽ thắng lợi.
Năm ấy con người trồng ngô. Đến mùa thu hoạch, sợ loài quỷ thua cuộc, tức giận mà cướp hết sản vật, con người bẻ hết bắp ngô đêm về rồi gọi quỷ đến nhận lấy phần mình. Nhìn thấy ruộng ngô còn nguyên cả gốc lẫn ngọn nhưng không còn gì để ăn được, quỷ biết mình thua cuộc lần nưa nên thầm nghĩ: “thà không cho chúng trồng chư nhất quyết không để mình bị thua lần nữa”. Thế là quỷ quyết định thu hồi hết đất đai, không cho con người trồng trọt và đuổi loài người về vùng trũng thấp.
Lần này, con người mất hết nhà cửa, vội đến kêu than thảm thiết với đức Phật. Phật bảo:
Các con hãy nói chuyện với quỷ, không cần thuê đất nữa, đường nào cũng làm thuê cho quỷ, chỉ xin quỷ nhường cho một mảnh đất cao ráo chỉ bằng cái bóng của chiếc áo cà sa để làm nơi dựng nhà trú ngụ. Quỷ nghĩ đi nghĩ lại nếu giờ đuổi chúng đi thì lấy ai làm cho mình, một mảnh đất chỉ bằng cái bóng của tấm áo cà sa thì có sá gì. Thế là quỷ đồng ý giao kèo: “đất trong bóng áo cà sa là của con người, đất ngoài bóng áo cà sa là của quỷ.
Thế rồi Phật bảo người trồng lên một cây tre. Xong xuôi, khi nắng lên cao, Phật khoát chiếc áo cà sa lên ngọn cây và hóa phép cho cây cao lên mãi. Cây cao lên đến đâu, bóng áo cà sa mở rộng đến đó, bọn quỷ hoảng hồn bỏ chạy. Chẳng mấy chốc, cây tre cao vút tận chín tầng mây, bóng áo cà sa bao trùm cả mặt đất. Bon quỷ không còn đất nữa phải chạy xuống biển, ra tận ngoài hải đảo xôi mà cư ngụ.