ngu-van-7-tap-1-canh-dieu

Văn bản: Nhật trình Sol 6 (trích Người về từ Sao Hỏa, En-đi Uya) (Ngữ văn 7, Cánh Diều)

Nhật trình Sol 6 (Người về từ Sao Hỏa, En-đi Uya) (Ngữ văn 7, Cánh Diều)

1. Chuẩn bị.

– Đọc trước văn bản Nhật trình Sol 6 và tìm hiểu thêm về tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Người về từ Sao Hoả và thông tin về tác giả En-đi Uya.

– Đọc đoạn tóm tắt sau để hiểu bối cảnh đoạn trích: Một trận bão cát ác liệt trên Sao Hoả khiến Mác Óat-ni (Mark Watney) suýt mất mạng. Đoàn phi hành gia Hơ-mét (Hermes) nghĩ chắc chắn anh đã hi sinh nên họ lên đường trở về Trái Đất. Mác còn trơ trọi một mình trên Sao Hoả, với lượng nhu yếu phẩm chỉ đủ một tháng. Anh tuyệt vọng chạy đua với thời gian và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót, không cách nào báo tin về Trái Đất, không cách nào cầm cự được cho đến lúc nếu may mắn có người đến giải cứu. Đó là tình huống En-đi Uya đặt ra trong tác phẩm Người về từ Sao Hoả. Đoạn trích Nhật trình Sol 6 là chương mở đầu của câu chuyện hấp dẫn này.

Trả lời:

– Tiểu thuyết Người về từ Sao Hỏa:

+ Người về từ Sao Hỏa là một cuốn sách khoa học viễn tưởng hết sức thú vị. Nó ca ngợi khoa học mà không lạm dụng khoa học, cắt bỏ mọi thứ thừa thãi.

+ Tác phẩm bám theo mô hình kể truyện ba phần truyền thống: 1) cho nhân vật chính mắc kẹt trên một cái cây, 2) quăng đá lia lịa vào người anh ta, 3) đỡ anh ta xuống. Phần lớn câu chuyện diễn ra trên bề mặt hành tinh Sao Hỏa, kể lại thông qua những mẩu nhật ký của Watney. Càng đọc bạn sẽ càng nhận thấy là quyển truyện này mang tính hết sức tích cực và chắc chắn sẽ không có chuyện tác giả để cho nhân vật của mình trở thành người đầu tiên bỏ mạng trên Sao Hỏa, thế nên cái kết cũng khá dễ đoán và những thách thức Watney gặp phải cũng mất đi phần nào cái sự kịch tính. Người về từ Sao Hỏa chỉ tập trung đúng vào những thứ thú vị nhất: hành trình sinh tồn dựa trên khoa học. Và chính điều đó đã giúp tác phẩm trở nên hết sức độc đáo.

– Tác giả En-đi Uya:

+ Tác giả En-đi Uya còn có tên Andy Weir, sinh ngày 16/06/1972. Ông sinh ra và lớn lên tại bang California, nước Mỹ. Ông không học các ngành chuyên văn học mà bắt đầu từ công nghệ thông tin. Năm 15 tuổi, ông bắt đầu được thuê làm lập trình viên cho phòng thí nghiệm của quốc gia tại Đại học California-Davis. Hiện nay, ông vẫn một kỹ sư phần mềm.

+ Ông là người có đam mê mãnh liệt với khoa học không gian, thích nghiên cứu các học thuyết và cơ học quỹ đạo. Ông cũng thường để ý đến các thông tin về du hành vũ trụ và các thiết bị du hành có người lái.

+ Với niềm đam mê về khoa học và vũ trụ, ông đã dành tâm huyết của mình với tác phẩm đầu tay là Người về từ sao Hỏa (Tên gốc: The Martian). Cuốn sách được xuất bản năm 2009. Tuy nhiên trước đó, ông đã bị rất nhiều các nhà xuất bản từ chối, nhưng sau khi được đăng lên trang cá nhân, cuốn sách đem lại thành công ngoài sức mong đợi.

+ Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên được nhận 7 đề cử cho giải Oscar, trở thành bom tấn được đánh giá cao nhất năm 2015.

+ Các tác phẩm của Tác giả En-đi Uya chủ yếu là các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Có thể kể đến chính là tác phẩm đầu tay vô cùng thành công Người về từ sao Hoả, Cuộc chiến trên mặt trăng, Artemis: A Novel, Project Hail Mary,... và nhiều tác phẩm đặc sắc khác.

2. Đọc hiểu.

* Nội dung chính: Đoạn trích ghi lại tình huống bất ngờ, éo le của viên phi công vũ trụ trong một lần lên Sao Hỏa.

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần 1 kể về việc gì?

Trả lời:

– Phần 1 kể về việc nhân vật tôi (Mác Oát-ni) suýt thì mất mạng vì cơn bão cát, những hành động khiến anh ta tỉnh lại và sống sót.

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tại sao chiếc MAV được coi là quan trọng nhất?

Trả lời:

– Chiếc MAV được coi là quan trọng nhất là vì nó là phương tiện để các nhà du hành trở về vũ trụ sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Vì sao nhân vật tôi bị thương?

Trả lời:

– Nhân vật tôi bị thương là vì: anh bị chiếc ăng-ten dài mỏng bay thẳng đâm vào người, nó xuyên thủng qua bộ đồ và như là đã xé toạc một bên người.

Câu 4 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Dụng cụ nào đã giúp cho nhân vật tôi vượt qua được tai nạn?

Trả lời:

– Dụng cụ nào giúp cho nhân vật tôi vượt qua được tai nạn là: bộ đồ du hành. Khi áp suất bị giảm, bộ đồ liên tục tự làm đầy bằng khí lấy từ bình nitơ để cân bằng.

Câu 5 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Điều gì khiến “tôi vui mừng khôn tả” và điều gì khiến “tôi buồn tha thiết”? Vì sao?

Trả lời:

– Điều khiến “tôi vui mừng khôn tả”: căn Háp vẫn nguyên vẹn thì “tôi” có nơi để trú ngụ, để tránh những cơn bão cát.

– Điều khiến “tôi buồn tha thiết”: chiếc MAV đã đi rồi thì “tôi” không thể trở về vũ trụ được mà bị mắc kẹt ở trên Sao Hỏa.

Câu 6 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nhân vật “tôi” lâm vào tình cảnh như thế nào?

Trả lời:

– Nhân vật “tôi” lâm vào tình cảnh: mọi người tưởng “tôi” đã chết vì áp suất trong áo tụt xuống gần con số 0, những tín hiệu sinh học hoàn toàn không còn; bị ngã lăn xuống đồi, ngọ giáo đâm thủng vào người giữa cơn bão cát.

Câu 7 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu kết thể hiện tâm trạng gì của nhân vật “tôi”?

Trả lời:

– Câu kết thể hiện tâm trạng của nhân vật “tôi” là: lo lắng, bất an và có phần bất lực “chết tôi rồi”.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Truyện viết về sự kiện gì? Vì sao truyện này có tính chất “viễn tưởng”?

Trả lời:

– Truyện viết về sự kiện: nhân vật Mác bị cuốn vào trận bão cát, bị thương và suýt thì mất mạng. Anh cố sửa chữa bộ áo du hành của mình để kéo dài sự sống.

– Truyện này có tính chất “viễn tưởng” là vì kể về chuyến du hành với những vật dụng hiện đại: con tàu không gian với nhiều bộ phận tinh xảo, chịu được sức gió 150km/h; bộ đồ du hành tự làm đầy khí; đĩa vệ tinh….

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Liệt kê các số từ có trong phần 1 của văn bản Nhật trình Sol 6. Việc tác giả sử dụng nhiều số từ như vậy có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Các số từ có trong phần 1 của văn bản:

  • một chuỗi sự kiện (2 lần);
  • một cơn bão cát;
  • một cơn gió;
  • một bộ đồ;
  • một con tàu;
  • một phi vụ;
  • một tháng;
  • sáu ngày;
  • một giờ rưỡi;
  • một cái dù;
  • một bên người;
  • một dòng máu;
  • một chuyến du hành;

– Việc tác giả sử dụng nhiều số từ: số từ “một” cộng với các từ loại khác để nhấn mạnh tính chất đặc biệt, khốc liệt của chuyến du hành. “Một” là đầu tiên và cũng thể hiện sự độc nhất, đơn độc của nhân vật tôi khi bị bỏ lại trên Sao Hỏa.

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em có nhận xét gì về nhân vật “tôi” trong đoạn trích?

Trả lời:

– Nhân vật “tôi” là một người dũng cảm, bình tĩnh và nghị lực.

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những chi tiết nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ?

Trả lời:

– Những chi tiết trong văn bản Nhật trình Sol 6 thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ:

+ Cơn gió với vận tốc 175km/h.

+ Bão kèm theo các dòng xoáy, có đường bay.

+ Ở trên Sao Hỏa: lượng nước bốc hơi do dòng khí lưu thông và áp suất thấp.

+ Oxi ở Trái Đất là 21%…

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Giả sử ở trong hoàn cảnh của nhân vật “tôi”, em sẽ có suy nghĩ và hành động như thế nào?

Trả lời:

– Giả sử ở trong hoàn cảnh của nhân vật “tôi” em cũng sẽ làm tất cả mọi việc giống như nhân vật tôi để duy trì sự sống. Điều khác là trong suy nghĩ, em sẽ suy nghĩ tích cực lạc quan hơn, suy nghĩ làm thế nào để duy trì sự sống, làm thế nào để tồn tại ngay trên Sao Hỏa khi hết thức ăn và oxi trong bộ du hành đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang