hinh-anh-nguoi-phu-nu-viet-nam-trong-ca-dao

Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong ca dao

Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong ca dao

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao có vẻ đẹp thanh tao, duyên dáng, một nét đẹp chân thực và hết sức gần gũi. Vẻ đẹp đó được thể hiện rõ trên nhiều phương diện:

I. Vẻ đẹp của người phụ nữ khi còn con gái.

1. Vẻ đẹp ở hình thức.

a. Vẻ đẹp nhan sắc:

Khi còn con gái, người thiếu nữ Việt Nam sống êm đềm dưới gối cha mẹ để chờ ngày xuất giá vu qui. Đây là thời (gian) kỳ thơ mộng nhất, nàng được cha mẹ yêu thương rất mực và dạy bảo, khuyên răn đủ điều về nữ công, nữ hạnh để trở thành một người thiếu nữ hoàn toàn: Phận gái tứ đức vẹn tuyền / Công dung ngôn hạnh là tiên phàm trần! Lại nhờ có nhan sắc, nàng được nhiều chàng thanh niên để ý săn đón, yêu thương :

Vì cam cho quít đèo bồng
Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương

Hay tiến xa hơn nữa :

Vào vườn hái quả cau non
Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên.

Mỗi người thiếu nữ đều có một cái duyên, một sự hấp dẫn riêng để làm say đắm lòng người khác pháị. Nhưng tựu trung, nhan sắc của các nàng cũng không ngoài những điều vừa được ca dao truyền tụng: Có nàng đẹp nhờ mái tóc rậm dài bồng bềnh, và đôi chân mày cong vòng như viền trăng non:

Chân mày vòng nguyệt có duyên
Tóc mây gợn sóng đẹp duyên tơ hồng.

Hay có cặp lông mày thanh mướt như lá liễu và khuôn mắt thuôn dài như dáng lá rau răm :

Những người con mắt lá răm
Đôi mày lá liễu đáng trăm quan tiền.

Có nàng đẹp nhờ hai con mắt to tròn đen láy, trông hiền lành, ngây thơ như mắt chim bồ câu:

Cổ tay em trắng như thể gương tàu
Đôi mắt bồ câu làm cho phải khổ.

Hay sáng ngời, lấp lánh như ánh sao khuya :

Nhấp nhánh là nhấp nhánh ơi
Mắt người lấp lánh như sao trên trời.

Có nàng lại đẹp nhờ hai má có hai lúm đồng tiền, mỗi khi nói nói, cười cười tạo nên một cái duyên hấp dẫn là thường :

Hai má có hai đồng tiền
Càng nom càng đẹp, càng nhìn càng.

Hay vì có nước da trắng nõn, đôi gò má đỏ au, đôi môi hồng đào, khiến nét mặt trở nên tươi thắm vô ngần, nhiều cậu vừa thoáng thấy vừa phải chú ý rồi đem lòng trộm dấu, thầm yêu:

Ai xui má đỏ ,môi hồng
Để anh nhác thấy đem lòng thương yêụ.

và :

Nước trong ai chẳng rửa chân
Cái má trắng ngần ai chẳng muốn hôn.

Tuy nhiên nụ cười vẫn là vẻ đẹp quyến rũ nhất của người thiếu nữ, một nụ cười tươi gây nên bao nỗi nhớ, niềm thương :

Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười,
Trăm quan mua lấy miệng cười
Nghìn quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen.

Sau hết phải kể tới vóc dáng. Người con gái đẹp là người có thân hình thỏn thả, thanh tú:

Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêụ.

Người thanh tất nhiên không phải là người béo, cũng không phải là người gầy, vì người đẹp phải là người có da, có thịt, cổ tay phải tròn lẳn, mềm mại kia:

Gối chăn gối chiếc không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.

Đã thế, người đẹp còn phải có eo thon, tạo nên sự cân đối và làm nổi bật được những đường nét yêu kiều cho vóc dáng:

Những người thắt đáy lưng on
Vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con.

Tóm lại, người thiếu nữ Việt Nam xưa được kể là đẹp phải thuộc vào hạng những người có nước da trắng trẻo hồng hào, mái tóc rậm dài tha thướt, nét mặt tươi thắm hồn nhiên, dáng vóc thanh tú cân đối mềm mạị. Người đẹp như thế thì đứng đâu cũng đẹp :

Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

Đã vậy, theo bản tính tự nhiên, người thiếu nữ Việt Nam xưa cũng biết cách làm tăng thêm vẻ đẹp sẵn có của mình. Nàng được bác mẹ dạy “cái răng cái tóc, một góc con người” nên hằng cố gắng trau chuốt. Nàng còn biết “Đàn bà tốt tóc thì sang”, mà muốn :

Tốt tóc thì cỏ mần trầu
Sạch ghét sạch gầu bồ kết với chanh.

Nàng cũng biết giắt hoa trên đầu để ướp hương cho tóc và làm cho suối tóc thêm vẻ mỹ miều:

Tóc em dài em cài bông hoa lý
Miệng em cười có ý anh thương.

Còn đây là nụ cười, ai cũng biết nụ cười, khóe mắt la hai yếu tố tạo nên vẻ linh động, duyên dáng nhất trên khuôn mặt người đàn bà. Và nụ cười chính là lợi khí đầu tiên của người thiếu nữ để chinh phục tha nhân. Thế nên, ngay khi vừa mới dậy thì, người thiếu nữ vừa sớm biết tạo cho mình một cái duyên bằng nụ cười :

Trăng rằm mười sáu trăng nghiêng
Thương ai chúm chím cười duyên một mình.

Và lạ chưa, vừa nhìn qua nụ cười, người ta vừa đoán ngay nàng là gái chưa chồng :

Răng đen nhưng nhức hạt dưa
Miệng cười tủm tỉm như chưa có chồng.

Vì ý thức được rằng, người chung quanh sẽ đánh giá sự giáo dục gia đình, và đoán biết được tình ý của mình qua nụ cười nên nàng rất giữ ý tứ. Người con gái có ý tứ không được cười toét miệng hay cười thành tiếng, mà chỉ cười nụ, chúm chím đầu môi như nụ hoa ngâu nhỏ xíu, khum khum hàm tiếu :

Nụ cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.

Và cuối cùng là con mắt, người đông phương chúng ta không nên phải đọc sách Tây phương mới biết “con mắt là cửa sổ của linh hồn”. Chẳng thế, các cụ ta xưa vừa biết nhìn vào mắt nhau để đoán biết tình ý. Sau giây phút thăm dò “Mắt anh anh liếc, mắt nàng nàng đưa”, khi vừa chịu ai rồi thì từ đấy người con trai mới bắt đầu mơ mộng, thôi thì thương ai từ cái tóc thương đi:

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua….

Chàng thương hơn nữa vì nàng còn sống độc thân, chàng mới được phép ước ao, hy vọng. Nhưng còn một điểm tối hậu, quyết định cả số mệnh cuộc tình của

b. Vẻ đẹp ở cách ăn mặc:

Bên cạnh sắc đẹp về thể chất, y trang cũng giúp nàng thêm phần lộng lẫỵ Trong bộ y phục của người phụ nữ Việt Nam xưa, cái yếm che ngực lại được để ý hơn cả. Nó được để lộ ra sau lớp áo cánh xẻ nách, có cổ thìa mổ trễ xuống gần lũng ngực và tấm áo dài không gài nút. Cả hai đều màu nhã, do đó, nàng thường cố tình chọn màu yếm cho thật nổi:Khi thì yếm trắng tinh :

Hỡi cô yếm trắng lòa lòa
Yếm nhiễu, yếm vóc hay là trúc bâu.

Nàng còn biết vấn khéo vành khăn, cố tình để lộ đuôi tóc dài như đuôi gà ,vắt vẻo trên đầu, lại phất phơ, đong đưa theo bước đi, trông rất gợi cảm. Lối bỏ tóc đuôi gà này cũng vừa tạo nên cái mốt một thời; “Một thương tóc bỏ đuôi gà” là vậy. Trời lạnh, trên đầu nàng chít khăn, khăn chít khum khum, ôm lấy khuôn mặt trẻ trung mơn mởn, khác nào như cánh hoa sen :

Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.

Ra đường, nàng đội thêm chiếc nón xứ Nghệ, có nơi còn gọi là nón ba tầm hay nón thượng quai thao, để làm duyên hơn là để che mưa nắng; chẳng thế mà khi đi xem hội ban đêm nàng cũng đội :

Chẻ tre đán nón – Kìa nón ba tầm
Anh cho em đội xem hội cái đêm hôm rằm,là rằm tháng giêng.

Tóm lại,quan niệm về dung nhan người đẹp xưa qua những câu ca dao như vừa trình bày, chúng ta thấy không khác ngày nay bao nhiêu.Tuy nhiên,thời đại này, người ta thích răng trắng và chuộng những nàng có vóc dáng cao lớn hơn. Đặc biệt về trang phục, quả vừa có nhiều đổi thaỵ. Nhưng tựu trung, thời (gian) nào người phụ nữ cũng KẾT điểm trang và có ý ăn mặc diêm dúa đôi chút cho tôn thêm cái nhan sắc của mình.

2. Vẻ đẹp trong tâm hồn.

a. Nết na, thùy mị:

Ngoài vẻ đẹp vật chất, người thiếu nữ xưa còn đẹp trong ngôn ngữ, cử chỉ, nết ăn ở… Điểm này phần lớn nhờ sự giáo dục mà có. Với giọng nói thanh tao nhỏ nhẹ, nàng dễ gây cảm tình với người xung quanh :

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghẹ.

Hơn nữa, lời nói mặn mà đôn hậu mới thực sự thấm sâu vào tình cảm của đối phương, khiến lời nói qua rồi mà âm hưởng vẫn còn dư vang mãi :

Điểu đậu vườn thi, thỏ lụy vườn trâm
Thương ai tiếng nói trăm năm vẫn còn.

Trong bài “Mười thương”, nếu chúng ta để ý, chúng ta sẽ nhận thấy có hai lần nhắc đến giá trị lời ăn, cách nói của người đẹp :

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh

Và trong bất cứ trường hợp nào, người thiếu nữ cũng tỏ ra lễ độ ôn hòa, khiến dù bị từ chối, đối phương cũng khó lòng mà giận :

Thưa rằng bác mẹ tui răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu ngườị

b. Lòng hiếu hạnh đối với cha mẹ:

Nàng không những là người thiếu nữ nết na thùy mị khi iếp xúc với tất cả người xung quanh, mà nhất là đối với gia đình, nàng là người con rất mực hiếu thảo :

Mẹ cha trượng quá ngọc vàng
Đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn.

Nàng liên tưởng đến một ngày mai phải từ giã cha mẹ đi lấy chồng, ở nhà biết ai sớm hôm đỡ đần hai thân :

Xiết bao bú mớm bù trì
Đến khi con lớn con đi lấy chồng
Có con đỡ gánh, đỡ gồng
Con đi lấy chồng vai gánh, tay mang.

Trong cảnh ấy, điều e sợ nhất của nàng là khi cha mẹ già yếu bệnh hoạn, lấy ai thay nàng chăm lo, săn sóc. Thế nên bây giờ còn sống dưới gối cha mẹ, nàng hết lòng phụng dưỡng. Nàng e sợ từng miếng ăn thức uống :

Ba tiền một khứa cá buôi
Cũng mua cho đặng mà nuôi mẹ già.

Cả những công chuyện nhỏ nhặt nàng cũng cố ý làm vui lòng hai thân:

Cau non khéo bổ cũng dầy
Trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm.

Đôi khi nhà quá nghèo, không đủ ăn, nàng thường nhường cơm cho mẹ

Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

c. Tình cảm đối với đàn em:

Đối với đàn em, nàng là một người chị hiền hòa, đầy lòng thương yêu đùm bọc. Nàng thay cha mẹ chăm nom dạy dỗ các em:

Nàng ru em khi còn thơ dại:
Em tui khát sữa bú tay
Ai cho bú thép ngày rày mang ơn.

d. Tình yêu nam nữ:

Ca dao chủ về tình cảm, mà trong đời sống tâm tình của con người thì còn gì đẹp và thơ mộng hơn tình yêu nam nữ ? Vì thế những bài nói về tình yêu vừa chiếm một số lượng rất lớn trong kho tàng ca dao rất phong phú của dân tộc tạ Có thể nói, tình yêu vừa hiện hữu từ khi có sự hiện hữu của loài người trong trời đất bao la và miên trường nàỵ. Và ca dao vừa phản ảnh tâm hồn lãng mạn và tình cảm yêu đương dào dạt, sâu đậm của những người tình đầu tiên, cũng là những người tình muôn thuở của dân tộc. Những câu ca dao ấy tưởng chừng mộc mạc đơn sơ, nhưng có biết đâu vừa vô tình chứa đựng cả một triết lý về tình yêu bất tuyệt cú của loài người :

Đố ai biết lúa mấy cây
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng?
Đố ai quét sạch lá rừng
Để ta khuyên gió, gió đừng rung câỵ

Tình yêu dằng dặc như sông nước, cao rộng lớn như mây trời, mênh mông như đồng lúa và hằng hà sa số như lá rừng rơi, thử hỏi giáo lý nào, quyền lực nào có thể hủy diệt được ? Đó chính là lý do dù sống dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chịu ảnh hưởng nền giáo dục khe khắt của Nho giáo, người tình nữ trong ca dao Việt Nam vẫn không thôi mơ mộng. Và tình yêu của các nàng tuy có e ấp nhưng vẫn không giấu được vẻ nồng nàn tha thiết. Quả thế, người phụ nữ Việt Nam với bản tính đa cảm và lãng mạn nên trong những ngày còn con gái thơ mộng đó, bảo sao nàng không hằng mơ ước tới cảnh sống nên thơ :

Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách bên nàng quay tợ

Tuy vậy, tình cảm của nàng lúc này không sôi nổi bồng bột mà luôn luôn đắn đo cân nhắc. Nàng nhớ lời cha mẹ thường dặn dò về chuyện chọn bạn trăm năm :

Dặn con con có nghe cho
Chọn người quân tử, đói no cũng đành.

Ngay cả những cô gái sống trong gia đình cùng kiệt hèn, tầm thường cũng ước ao lấy được người chồng có dăm ba chữ trong bụng, hơn là người giầu có vô học:

Chẳng tham vựa lúa anh đầy
Tham dăm ba chữ cho tày thế gian.

Nhưng sống trong xã hội theo nho giáo phong kiến xưa, sự tự do luyến ái, tự do hôn nhân không được chấp nhận, lại thêm bản tính của người con gái nhút nhát e thẹn nên dù trong lòng yêu ai:

Từ khi gặp mặt giữa đàng
Thiếp quyết yêu chàng, cha mẹ nào haỵ.

Nàng vẫn phải giữ mình trong lễ giáo, chờ đợi cha mẹ quyết định cuộc hôn phối của mình. Thế nên, nàng chỉ biết chiều chiều trong những lúc thư nhàn, âm thầm nhớ ai, cùng ôn lại những kỷ niệm trong ngày tao ngộ :

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người quân tử khăn điều vắt vaị

Trong khi làm việc, chợt nhớ đến chàng thì nàng không khỏi ngừng thôi mơ mộng: Đêm khuya dệt cửi tơ vàng. Và cũng vì sợ cha mẹ đoán biết tinh ý đôi bên nên chàng và nàng thỉnh thoảng mới dám liếc nhau :

Yêu nhau con mắt liếc qua
Sợ chúng bạn biết, sợ cha mẹ ngờ.

Lúc chưa chọn được người yêu thì nàng băn khoăn, lo lắng; khi chọn được rồi thì tình yêu của nàng rất mực lãng mạn, tha thiết. Nàng những ước mong được gặp ai luôn :

Ước gì sông hẹp một gang
Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi

Trong những ngày tháng yêu đương thơ mộng đó, khi được dịp gần gũi bên người tình, nàng săn sóc chàng một cách rất tình tứ :

Thương anh tha thiết, thiết tha
Áo em hai vạt trải ra anh ngồi.

II. Vẻ đẹp của người phụ nữ khi đã có gia đình.

Khao khát là thế, chờ đợi là thế mà khi xuất giá vu qui, người thiếu nữ phải rời xa cha mẹ, rời xa mái nhà thân yêu, vừa không khỏi ngậm ngùi lưu luyến :

Ra đi ngó trước ngó sau
Ngó nhà mấy cột, ngó cau mấy buồng.

Nhưng :

Thuyền phải theo lái, gái phải theo chồng
Chồng đi hang rắn hang rồng cũng the

1. Bổn phận đối với gia đình nhà chồng.

Được vuốt ve tự ái, được khích lệ bởi tình yêu thương, người thiếu phụ nhất định sẽ đủ sức chịu đựng mà vượt qua tất cả khó khăn trong cảnh làm dâu, thực hiện được trọn vẹn bổn phận của người đàn bà, “Có chồng phải gánh giang san nhà chồng”.

Ngoài bổn phận thay chồng phụng dưỡng cha mẹ chồng :

Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già.
Mẹ già là mẹ già anh
Em vô bảo dưỡng cá canh cho thường.

Nàng còn phải có ý tứ, giữ gìn từng lời ăn tiếng nói với tất cả người xung quanh :

Làm dâu khổ lắm ai ơi
Vui chẳng dám cười, buồn chẳng dám than.

Phải thức khuya dậy sớm coi sóc chuyện nhà :

Năm canh thì ngủ lấy ba
Hai canh coi sóc cửa nhà làm ăn.

Nếu may mắn được cha mẹ chồng là người hiền đức, biết điều, thấy nàng dâu đảm đang, nết na thì cũng nể vì :

Hoa thơm ai chẳng muốn đeo
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

Thì nàng sẽ được sống những ngày êm đềm, hạnh phúc trong gia đình nhà chồng. Trong trường hợp này, ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy nàng dâu vừa tìm thấy ở người mẹ chồng hiền đức bao dung đó, một hương vị ngọt ngào đậm đà của tình mẫu tử :

Mẹ già như chuối ba hương
Như cơm nếp một như đường mía laụ

Chăm sóc hầu hạ cha mẹ chồng, nàng lại chạnh nghĩ đến cha mẹ mình:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

Nhiều khi nhớ quá, nàng chẳng thiết ăn uống :

Gió đưa cây cửu lý hương
Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn.

Từ ngày lấy chồng xa xứ, có muốn thăm hỏi cha mẹ cũng rất khó khăn. Nàng thương cha mẹ nàng vừa không được hưởng cái hạnh phúc có con gái lấy chồng gần :

Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng đem cho

Để tỏ lòng báo đáp trong muôn một, mỗi khi nghe tin ai sắp về quê mẹ, nàng vội vàng gửi gấm chút quà với tất cả tấm lòng hiếu kính ,xót xa :

Ai về tui gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầỵ

2. Bổn phận đối với con, thiên chức làm me..

Ngoài bổn phận đối với gia đình nhà chồng, người phụ nữ còn có bổn phận đối với con, nói khác đi, là bổn phận làm mẹ, một thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Từ khi con mới là thai nhi trong bụng, cho đến lúc sinh ra đời, nàng vừa chịu bao nỗi vất vả :

Con mẹ có thương mẹ thay
Chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau

Thuở con còn tấm bé, nàng phải thức khuya dậy sớm, chăm nom cho con từng miếng ăn, giấc ngủ :

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy thức đủ năm canh.

Nàng sung sướng theo dõi từng phát triển lớn khôn của con thơ :

Con ăn, con bú, con nô
Con lẫy, con bò, con chững, con đi
Biết bao bú mớm bù trì…

Gặp cảnh nhà nghèo, mưa dột, nàng vội nhường chỗ khô ráo cho con : Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.. Nếu bị chồng phụ bạc, bỏ bê gia đình, nàng một mình vất vả nuôi con. Thân nàng chẳng quản, chỉ thương cho con phải chịu thiếu thốn :

Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy naỵ
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con.

Người mẹ thương con đến thế, làm sao có thể bỏ con một mình mà bước đi bước nữa :

Trời mưa bong bóng bập bồng
Mẹ đi lấy chồng, con ở với ai ?

Điều đó cho thấy, nàng không bước đi bước nữa, không phải vì cái danh hão “tiết hạnh khả phong” mà chính vì lòng thương con vô bờ, vô bến của người me.. Lại những khi con đau ốm hay gặp hoạn nạn thì lòng mẹ như nát, như tan :

Con chim trên rừng kêu thánh tha thánh thót
Mẹ thương con cắt ruột xẻ hai

Đối với con gái, nàng dậy dỗ rất kỹ về nữ công nữ hạnh, sửa soạn cho con trở thành người phụ nữ hoàn toàn sau này :

Gái thì giữ chuyện trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Ngoài ra ,con gái cũng nên phải biết :
Học buôn học bán cho tày người ta
Con đừng học thói chua ngoa
Họ hàng ghét bỏ người ta chê cười…

Đối với con trai, nàng khuyến khích con chăm chỉ học hành, mong có ngày tạo nên sự nghiệp:

Con ơi con học cho cần
Bút nghiên cha sắm, áo quần mẹ maỵ
Con ơi con học cho hay
Có công mài sắt có ngày nên kim

Và không quên nhắc nhở con, ăn ở sao cho ra người đạo nghĩa :

Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối long.
Con ơi cho trọn hiếu trung
Thảo ngay một dạ kẻo luống công mẹ thầỵ

Tóm lại, trong bổn phận làm mẹ, vì quá thương con nàng vừa gánh chịu bao nỗi khổ cực, với niềm mong ước duy nhất : con sẽ nên người !

Mẹ nuôi con bấy lâu rồi
Nuôi con cho đến ngày thành người mới nghẹ

Công trình nuôi con của các bậc làm cha làm mẹ to tát là thế. Song bởi lòng thương yêu con mà tự nguyên hy sinh nên các người chẳng bao giờ kể lể công ơn

Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngàỵ

3. Bổn phận đối với chồng, thiên chức làm vợ.

Ngay khi vừa bước chân về nhà chồng, cô dâu mới vừa tự nguyện đem tất cả thiện chí, tài đức của mình để xây dựng hạnh phúc gia đình :

Nguyện với trăng già
Tơ hồng kết lại một nhà đầm ấm yên vuị

Việc đầu tiên, nàng bỏ bớt điểm trang, tỏ ra ta đây là gái vừa có chồng :

Có chồng bớt áo thay vai
Bớt màu trang điểm kẻo trai nó lầm.

Rồi sẵn sàng cùng chồng chia ngọt sẻ bùi, đồng lao cộng khổ :

a. Nếu chồng nàng là con nhà nông, nàng vui vẻ cùng chàng chia phần công tác, từ chuyện đồng áng:

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừạ
Đến chuyện bếp nước, quẩy cơm:
Trăng chưa cho lúa chín vàng
Cho anh đi gặt, cho nàng quẩy cơm.

b. Nếu chồng nàng là học trò.

Sống trong một xã hội trọng văn học cử nghề như xã hội VN ta, nếu nàng lấy được người chồng là học trò, đang theo đòi chuyện nghiên bút thì nàng vô cùng hể hả; nàng quyết lòng nuôi chàng ăn học cho đến thành tài :

Em thời (gian) canh cửi trong nhà
Nuôi anh ăn học đăng khoa bảng vàng.

Hiện tại, nàng đang được sống trong cảnh êm đềm, thơ mông. Khi thì vợ chồng làm chuyện chung bóng dưới đèn :
Em ngồi canh cửi trong khung

Anh đến ngồi học cùng chung một đèn.
Khi thì bên nhau dưới ánh trăng thanh :
Sáng trăng giải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ….

Qua những khúc ca dao ta có thể thấy được vẻ đẹp vẹn toàn và cuộc sống của người phụ nữ xưa. Họ đã mượn ca dao để nói lên tiếng nói từ trong tâm khảm của mình. Bởi vậy hình ảnh của người phụ nữ là hình ảnh đẹp nhất trong suy nghĩ của mỗi con người và mãi mãi về sau.


Tham khảo:

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao.

Thần thoại Hi Lạp kể rằng: “Thượng đế đã lấy vẻ đầy dặn của mặt trăng, đường uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của loài lau cói, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác tinh vi của vòi voi, cái nhìn dăm chiêu của mắt hươu, cái xúm xít của đàn ông, ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa của tầng mây, luồng biến động của cơn gió, tính nhút nhát của con hươu rừng, sắc lộng lẫy của con chim công, chất cứng rắn của ngọc kim cương, vị ngọt ngào của đường mật, khí lạnh lẽo của băng tuyết, đức trung trinh của chim uyên ương, đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại nặn thành người phụ nữ”.

Phụ nữ là linh hồn của cuộc sống muôn loài. Hình tượng người phụ nữ là một trong những đề tài lớn có sức hấp dẫn của Văn học thế giới. Trong Văn học Việt Nam, hình tượng người phụ nữ chứa đựng nhiều vẻ đẹp kỳ diệu, đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ trong ca dao Việt Nam. Có thể nói rằng, ca dao đã làm tròn sứ mệnh của nó trong việc lưu giữ những nỗi lòng của người phụ nữ bình dân và mang đến cho ta cái nhìn toàn diện về họ, trong khổ đau cũng như những vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng.

Nói đến phụ nữ Việt Nam, trước hết phải nói đến lòng hiếu thảo đối với mẹ cha và tiết hạnh đối với bản thân. Không phải chỉ có một nàng Kiều của cụ Nguyễn Du mới biết báo hiếu mà bất cứ người con gái Việt Nam nào cũng đều nhớ đến ơn sinh thành, công lao nuôi dưỡng bao la của đấng song thân:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Đó là đối với cha mẹ, còn đối với bản thân thì:

“Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu trao mình”.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao hiện lên với nét đẹp thanh tao, duyên dáng, một nét đẹp Á Đông đầy đức hạnh, chân thực, gần gũi. Hình ảnh đẹp ấy lẽ ra phải được nâng niu, trân trọng, nhưng trái lại cuộc sống của người phụ nữ lúc bấy giờ trăm đắng, ngàn cay bởi chế độ phong kiến thối nát.

Có ai đó đã nói, nếu dùng một từ để nói về số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến thì đó là “tủi nhục”. Quãng thời gian họ sống trên đời được đong đếm bằng những nỗi đau khổ mà họ phải gánh chịu. Khi còn nhỏ, sống trong gia đình, người thiếu nữ đã phải chịu sự bất công của quan niệm “trọng nam khinh nữ”:

“Cô kia cắt cỏ đồng màu
Chăn trâu cho béo làm giàu cho cha
Giàu thì chia bảy chia ba
Phận cô là gái được là bao nhiêu”

Hay:

“Em như quả bí trên cây
Dang tay mẹ bứt những ngày còn non”

Đến khi trưởng thành họ là những thiếu nữ duyên dáng, đẹp cả hình thức bên ngoài lẫn tâm hồn bên trong, nét đẹp của họ được ví như “hoa ngâu”, như “tấm lụa đào”:

“Nụ cười như thể hoa ngâu,
Cái khen đội đầu như thể hoa sen”.

Hay :

“Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh, em đứng một mình cũng xinh”

Họ luôn phải rèn luyện để có những phẩm chất tốt đẹp, làm nên giá trị của con người. Đặc biệt quan trọng với người phụ nữ là phải đạt đến “tứ đức”:

“Phận gái tứ đức vẹn tuyền
Công, dung, ngôn, hạnh, giữ gìn chớ sai”.

Họ đẹp gần như toàn vẹn nhưng họ không có quyền bình đẳng, quyền lựa chọn hạnh phúc trăm năm cho mình, cũng như quyền làm một con người đúng nghĩa. Khi đến tuổi cập kê thì hôn nhân của họ là do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, giá trị người con gái bị đem lên bàn cân vật chất:

“Mẹ em tham gạo, tham gà
Bắt em để bán cho nhà cao sang”.

Hay:

“Mẹ em tham thúng xôi rền
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng
Em đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ hấm, mẹ hứ mẹ bưng ngay vào
Bây giờ chồng thấp, vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”.

Số phận của người phụ nữ trong xã hội còn bọt bèo, lênh đênh, vô định, họ không biết số phận của mình rồi sẽ ra sao, đi đâu, về đâu khi mang theo mình một địa vị thấp bé, hèn mọn trong xã hội:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”,

“Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”,

Hay:

“Thân em như chổi sau hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân”.

Người phụ nữ suốt đời mang theo ba chữ “tòng”, hạnh phúc đối với họ thật quá mong manh, theo chồng thì chết cũng làm ma nhà chồng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Tuy cuộc sống bất công “Trai năm thê, bảy thiếp. Gái chính chuyên chỉ có một chồng” nhưng người phụ nữ luôn son sắt, thủy chung, một lòng một dạ yêu thương chồng.

“Trăng tròn chỉ một đêm rằm
Tình duyên chỉ hẹn một lần mà thôi”,

“Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm, xông hương mặc người”,

Hay:

“Có xấu cũng thể chồng ta
Dù cho tốt đẹp cũng ra chồng người”

Họ luôn đồng cam, cộng khổ cùng chồng, luôn làm một người vợ hiền, chung thủy, dù chân trời, góc bể, khó khăn cũng không sờn lòng:

“Đi đâu cho thiếp theo cùng
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cũng cam”.

Biết bao người vợ không quản gian nan “ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương”, nuôi chồng ăn học, công thành danh toại:

“Em thời canh cửi trong nhà
Nuôi anh đi học đăng khoa bảng vàng
Trước là vinh hiển tổ đường
Bỏ công đèn sách, lưu phương đời đời”,

Trong cuộc sống vợ chồng cũng có những lúc “cơm không lành, canh không ngọt” thì người phụ nữ cũng luôn biết cách ứng xử khôn khéo để cửa nhà yên vui:

“Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười hớn hở hỏi anh giận gì
Thưa anh anh giận em chi
Muốn cưới vợ bé, em thì cưới cho”

Thái độ thật vui vẻ, hài hước, biết tự kiềm chế bản thân để giữ hòa khí trong gia đình ấy thật đáng khâm phục:

“Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa, một đời không khê”.

Tình yêu đối với chồng thì son sắt như thế, còn đối với đứa con yêu quý của mình thì tình mẫu tử thật thiêng liêng, dành trọn những gì tốt đẹp nhất cho con:

“Nuôi con chẳng quản chi thân
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”.

Người phụ nữ là người mẹ, người vợ tuyệt vời với bao nhiêu tình yêu thương, sự hy sinh là thế nhưng xã hội bất công có bao giờ thấu hết được nỗi lòng người phụ nữ. Họ không những chịu vất vả về thể xác mà còn bị tổn thương về tinh thần khi mà “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, thân phận thấp bé, không có tiếng nói trong xã hội, bị chồng ruồng bỏ.

“Ngày nào anh bủng anh beo
Tay cất chén thuốc tay đèo múi chanh
Bây giờ anh khỏe anh lành
Anh mê nhan sắc, anh tình phụ tôi”,

Hay:

“Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ”.

Dưới chế độ phong kiến hủ tục lạc hậu người phụ nữ phải chịu cảnh làm vợ lẻ, chịu sự thiệt thòi, không có quyền hưởng hạnh phúc, hạnh phúc đơn thuần đáng có được của một người vợ và còn chịu sự đối xử bất công của vợ lớn:

“Lấy chồng làm lẻ khổ thay
Đi cấy, đi cày chị chẳng kể công
Tối tối chị giữ mất chồng
Chị cho manh chiếu nằm không chuồng bò
Mong chồng chồng chẳng xuống cho
Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn”

Hay:

“Thân em làm lẻ chẳng nề
Có như chính thất ngồi lê giữa đường”.

Khao khát của người phụ nữ ở đây không phải là cái khao khát mang tính chất bản năng thuần tuý mà là những khát khao hạnh phúc chính đáng nhất của một con người. Vì thế họ đã nhắn nhủ nhau:

“Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng”

“Chồng con là cái nợ nần
Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm”.

Và khi người phụ nữ đã theo chồng thì không được quay về nhà, dù cho có nhớ mẹ, thương cha thì cũng phải cam chịu, khiến bao người phụ nữ xa quê phải ngậm ngùi nuốt đắng cay, thấm thía nỗi buồn khi nghĩ về quê mẹ:

“Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về với mẹ mà không có đò”,

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.

Nhớ nhà không được về với cha mẹ mà còn phải chịu sự cay đắng của nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng:

“Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan”

Hay:

“Trách cha, trách mẹ nhà chàng
Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau
Thật vàng chẳng phải thau đâu
Đừng đem lửa thử mà đau lòng vàng”.

Quên đi những nhọc nhằn, vất vả của cuộc sống lao động, những người phụ nữ bình dân ấy cũng có những phút giây sống cho cảm xúc riêng tư, cũng trải qua các cung bậc nhớ nhung của một trái tim mới yêu:

“Gió sao gió mát sau lưng
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này”

– “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”

Có cô gái hồn nhiên, tinh nghịch hơn thì:

“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”

Ở thời nào cũng vậy, vẻ đẹp của người phụ nữ như một hằng số, bất biến ngàn đời. Đó là sự nhẫn nại, cam chịu, là sự thuỷ chung son sắt. Dù bao khổ đau, bất hạnh vẫn không thể vùi lấp được những vẻ đẹp đó. Nó như những “viên ngọc thô” mà thời gian, những bất hạnh khổ đau là chất xúc tác mài giũa, càng ngày càng toả sáng lấp lánh. Nhưng chỉ chừng ấy thôi cũng đủ để góp phần làm nên giá trị vô cùng to lớn cho văn học dân gian nói riêng cũng như văn chương Việt Nam nói chung, và “Ca dao Việt Nam đã trở thành viên ngọc quý óng ánh trong kho tàng văn học dân gian dân tộc”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang