Nghị luận: Hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh thành công nhất trong văn học nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX

“Hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh thành công nhất trong văn học nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX” (Nguyễn Lộc)

Qua một số tác phẩm (đoạn trích) văn học trung đại đã học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.


Gợi ý làm bài:

1. Hình ảnh người phụ nữ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:

+ Truyện Kiều chứa chan tình yêu thương với người người phụ nữ. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là cảm hứng về thân phận con người.

+ Thể hiện sự cảm thông sâu sắc, sự thấu hiểu nỗi đau khổ của người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến; đồng cảm với bi kịch, mất mát dằn vặt về thể xác lẫn tinh thần của người phụ nữ (đoạn trích Trao duyên, Nỗi thương mình)

+ Phát hiện ca ngợi và có cái nhìn đầy trân trọng đối với vẻ đẹp, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ (tài sắc, vị tha chung thủy..)

+ Đề cao tình yêu tự do, đồng cảm với những khát vọng giải phóng con người.

+ Là bản cáo trạng đanh thép tố cáo thế lực chà đạp con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

2. Hình ảnh người phụ nữ trong “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn:

+ Là tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương chồng chinh chiến phương xa.

+ Tâm trạng cô đơn, mong ngóng mòn mỏi đến tuyệt vọng (đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ)

+ Là tiếng nói khát khao yêu đương, là tiếng nói đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi …

+ Tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy bao chàng trai ra trận và người phụ nữ héo mòn chờ chồng.

3. Hình ảnh người phụ nữ trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều:

+ Viết riêng về cuộc đời bất hạnh của người cung nữ, thông qua đó bộc lộ những phẫn uất bất bình trước xã hội.

+ Thể hiện sâu sắc tâm trạng người cung nữ đang thất vọng cô đơn chán chường đến tận cùng. Tâm trạng sầu oán đi từ cảm giác đơn độc trước thời gian tàn tạ, mênh mông trống trải trước không gian, không tìm thấy đâu niềm vui trong cuộc sống đến nỗi niềm thương thân trách phận. Thấp thoáng đằng sau tiếng nói bi kịch là ý thức phản kháng tố cáo chế độ cung tần, khao khát hạnh phúc và ước vọng một cuộc đời đổi thay (Phân tích đoạn Nỗi sầu oán của người cung nữ).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang