Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) và các đoạn trích Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn) và Cung oán ngâm khúc( Nguyễn Gia Thiều)

bi-kich-cua-nguoi-phu-nu-trong-xa-hoi-cu-qua-mot-so-tac-pham-van-hoc-trung-dai-da-hoc-doc-tieu-thanh-ki-nguyen-du-va-cac-doan-trich-chinh-phu-ngam-dang-tran-con-va-cung-oan-ngam-nguyen-gia-thie

Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du) và các đoạn trích” Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Côn) và “Cung oán ngâm” (Nguyễn Gia Thiều)

Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

Giới thiệu, dẫn dắt vài vấn đề: Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) và các đoạn trích Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) và Cung oán ngâm ( Nguyễn Gia Thiều)

  • Thân bài:

1. Giải thích:

– Bi kịch là nỗi đau đớn tủi nhục đến tột cùng nhưng không sao thoát ra được, nỗi đau khổ ấy cứ dai dẳng không chịu buông tha và cuối cùng người ấy vẫn phải gánh chịu nỗi đau ấy trong bất lực, không lối thoát.

– Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ là bi kịch của  những người tài sắc, bi kịch của hạnh phúc lứa đôi dang dở

2. Làm rõ bi kịch cuộc đời của người phụ nữ qua các tác phẩm:

a. “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du:

Bi kịch của nàng Tiểu Thanh là tấn bi bịch của thân phận lẽ mọn. Nàng Tiểu Thanh tài sắc nổi tiếng, bị người vợ cả ghen ghét đày đọa, sống trong buồn khổ, cô đơn đến bệnh mà chết. Thơ của nàng cũng bị đốt. Bi kịch đó được thể hiện qua những hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng, âm điệu ai oán.

b. Đoạn trích  “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (trích “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn):

Người chinh phụ sống trong cảnh lẻ loi, nhớ nhung,  lo âu, phấp phỏng chờ đợi chồng đến mòn mỏi, uổng phí tuổi xuân, niềm khát khao hạnh phúc  lứa đôi đã giày vò nàng. Bi kịch của nàng chính là nỗi cô đơn, chinh phu không hẹn ngày trở lại. Những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi của nàng hạnh phúc và tuổi trẻ. Bi kịch đó được thể hiện qua những diễn biến tâm trạng phong phú, tinh vi của người chinh phụ.

c. Đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” (trích “Cung oán ngâm” Nguyễn Gia Thiều):

Người cung nữ tài sắc sống trong cảnh đau khổ héo mòn vì không được vua chúa đoái hoài, bị ruồng bỏ. Người cung nữ cảm thấy cô đơn trong chốn lầu nguyệt, cung quế, rèm ngà… Bi kịch đó được thể hiên qua ngôn ngữ điêu luyện, nhiều câu thơ khái quát cô đọng, những hình ảnh thơ giàu sức ám ảnh…

3. Đánh giá chung.

– Họ là những người sống trong chế độ phong kiến xưa và họ phải chịu những bất công do xã hội đó mang lại.

– Họ đang chết dần, chết mòn trong nối cô đơn.

– Họ là những người không được hưởng  cuộc sống hạnh phúc bình thường, giản dị, ấm áp, chân tình.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: Hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh thành công nhất trong văn học nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.