Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam từ giữa thế kỉ XVI đến giữa  thế kỉ XIX.

hinh-tuong-nguoi-phu-nu-trong-van-hoc-viet-nam-tu-giua-the-ki-xvi-den-giua-the-ki-xix

Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam từ giữa thế kỉ XVI đến giữa  thế kỉ XIX.

a. Đề tài người phụ nữ trong văn học trung đại.

Từ thế kỉ XVI, hình ảnh người phụ nữ đã đi vào văn học viết. đến thế kỉ XVIII thì hình ảnh này đã trở thanhf đề tài lớn của văn học. Các thể loại của văn học ở TK XVI đên XIX như văn xuôi, truyện nôm, thơ  với các tác phẩm tiêu biểu như: Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ, Truyện Kiều – Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều… và những lời thơ nôm của Hồ Xuân Hương đều phản ánh đề tài này.

b. Nội dung phản ánh về người phụ nữ.

Hình tượng người phụ nữ trong giai đoạn văn học này được khắc họa  với vẻ đẹp hoàn hảo, đáng trân trọng nhưng cuộc đời, số phận lại hết sức bất hạnh.

*  Người phụ nữ là hiện thân của cái đẹp:

– Nhan sắc hoàn mĩ, vượt trội.

+ Một Vũ Nương với vẻ đẹp thuần hậu, dịu dàng.
+ Một Kiều Nguyêt Nga kiều diễm, nghĩa tình trọn vẹn trước sau.
+ Một nàng Kiều  đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”…

* Người phụ nữ mang trong mình những phẩm hạnh cao quý.

– Họ luôn mang những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ: hiếu nghĩa, thủy chung, vị tha…( Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, Thúy Kiều trong Truyện Kiều)
– Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương bị xã hội đối xử bất công, bị vùi dập nhưng luôn giữ phẩm chất, tâm hồn trong sáng (Bánh trôi nước).

*  Người phụ nữ còn là hiện thân của những số phận đau thương.

+ Nỗi đau khổ, oan nghiệt của Vũ Nương trong “ Truyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ.
+ Cuộc đời trầm luân, dâu bể đầy bất hạnh của Thúy Kiều trong “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du.
+ Dưới chế độ phong kiến, nhiều thế lực hắc ám trong xã hội đã vùi dập, chà đạp lên thân phận người phụ nữ.

– Vua chúa, quan lại xa đọa, tàn ác đã đày đọa cuộc đời người phụ nữ xưa ( qua “Cung oán ngâm khúc”, “Truyện Kiều).
– Chiến tranh phong kiến gieo bao nỗi bất hạnh cho họ. “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm là tiếng kêu xé lòng của người phụ nữ có chồng bị cuốn vào vòng chiến tranh ấy.
– Người phụ nữ còn chịu biết bao đau khổ bởi những hủ tục, thành kiến bất công, hẹp hòi: tư tưởng trọng nam khinh nữ, chế độ đa thê…

*  Thái độ của các tác giả khi viết về người phụ nữ.

Các nhà văn, nhà thơ đã thể hiện lòng trân trọng đặc biệt với người phụ nữ khi khắc họa, ngợi ca vẻ đẹp của họ.
Phản ánh những bi thảm của người phụ nữ, các tác giả không giấu nổi lòng xót xa, đau đớn.

*  Ý nghĩa của vấn đề.

Qua hình tượng người phụ nữ, các tác giả văn học thế kỉ XVI – XIX đã góp vào trào lưu nhân đao chủ nghĩa một nội dung hết sức phong phú, góp vào tiếng nói đòi giải phóng con người, đặc biệt là người phụ nữ.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) và các đoạn trích Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) và Cung oán ngâm ( Nguyễn Gia

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.