Vẻ đẹp tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
- Mở bài:
Vấn đề đời sống tình cảm gia đình luôn được quan tâm dù là trong nền kháng chiến hay sau khi đất nước hòa bình. Bởi đó là vấn đề có liên quan sâu sắc đối với mỗi con người. Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một khúc ca cảm động ca ngợi vẻ đẹp tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh. Tác phẩm đã đem lại cho người đọc những nhận thức sâu sắc, làm toát lên vẻ đẹp trong sáng, thiêng liêng của tình cảm gia đình, gây cho ta những cảm thông mạnh mẽ, có giá trị thanh lọc tâm hồn.
- Thân bài:
Có thể nói nền văn học kháng chiến đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình khi đã có những tác phẩm phản ánh chân thực và sinh động về cuộc sống và chiến đấu của nhân dân ta. Các nhà văn đã trực tiếp đi vào cuộc chiến, bám sát hiện thực nên đã có những trang viết vô cùng cảm động.
Để biểu hiện thành công vẻ đẹp tình cha con qua Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã không ngừng cất công kiếm tìm. Với truyện ngắn “Chiếc lược ngà” – không miêu tả những trận chiến ác liệt, không lựa chọn những người anh hùng vĩ đại, Nguyễn Quang sáng chủ động đi vào mảng đời nhỏ bé bị khuất lấp, những câu chuyện bình dị phía sau cuộc chiến, những mâu thuẫn nhẹ nhàng nhưng không kém phần gây cấn. Từ đó toát lên vẻ đẹp tình cha con của nhân vật, làm sáng ngời lý tưởng cách mạng.
Câu chuyện kể về nhân vật ông Sáu – một cán bộ kháng chiến. Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc đứa con gái đầu lòng chưa tròn một tuổi. Đến khi con gái lên tám tuổi, anh mới có dịp trở về thăm nhà, thăm con. Nhưng trớ trêu thay, bé Thu – con gái anh. Chỉ vì vết sẹo trên mặt làm ông giống như trong hình khiến bé thu không chịu gọi anh là ba. Anh vô cùng đau khổ. Anh kiên nhẫn và cố gắng thuyết phục nhưng bé Thu vẫn kiên quyết không gọi.
Ba ngày phép trôi qua nặng nề, có lúc quá bực tức vì sự bướng bỉnh của con, anh đã đánh bé Thu. Nhờ ngoại giải thích nên bé Thu đã hiểu ra tất cả. Cha con nhận ra nhau cũng là lúc anh Sáu phải trở về chiến khu. Buổi sáng chia tay trên bến sông đẫm đầy nước mắt.
Câu chuyện sảy ra nhự nhàng nhưng đã gây xúc động lòng người. Người đọc nhận ra đâu đó cuộc chiến ác liệt len lỏi vào tận trong đời sống gia đình. Nó gây nên chia cách, gây nên hiểu nhầm, gây nên biết bao mất mát, đau thương. Nó cướp đi của con người cuộc sống hạnh phúc. Nó cũng cướp đi của con người thời gian để yêu thương, để sum vầy đoàn tụ.
Bảy năm xa cách, đủ để nỗi nhớ con của anh Sáu lên đến cực điểm. Bao nhiêu năm qua, ngày nào anh cũng nhớ, cũng mong được gặp con và ôm nó vào lòng. Mấy lần chị Sáu lên cứ thăm anh, kể về con càng khiến anh thêm mong nhớ. Tình yêu con gái dâng lên mãnh liệt vô cùng. Đó cũng là tình cảm cần có của con người, giúp con người cân bằng tâm hồn và các giá trị sống. Vì cuộc chiến, anh Sáu đã sẵn sàng hi sinh lợi ích. Nhưng bây giờ được trở về, dù chỉ ba ngày ngắn ngủi vậy mà cuộc đời lại tiếp tục thử thách anh.
Nhà văn đã khéo léo giấu đi cái nguyên nhân làm cho nhân vật bé Thu không chịu nhận anh Sáu là ba. Ông cứ kể, cứ diễn đạt, cứ để cho nhân vật tự diễn biến. Anh Sáu, với bản lĩnh của người lính, người cán bộ kháng chiến cũng không thể vượt qua được uẩn khúc này.
Đôi khi, người lớn quá tỉnh táo còn trẻ con thì quá ngây thơ. Bé Thu thì vẫn giữ khư khư cái lập trường của mình. Thấy khác một xíu thì không chịu nhận còn anh Sáu là ba. Vì quá yêu con, anh Sáu đã không thể ngờ đến cái lí do hồn nhiên ấy.
Nhà văn cũng đã khéo léo kéo người đọc ra xa, làm người đọc chú ý vào cảm xúc của nhân vật mà quên đi tình tiết truyện. Người đọc cũng không khỏi bất ngờ khi tình huống truyện được tháo gỡ.
Tình yêu con sâu nặng của anh Sáu biểu lộ rõ hơn trong ba ngày ở nhà. Suốt ngày, anh quấn quýt bên con, trong nhìn nó, chờ đợi nó. Thế mà nó cứ dửng dưng như không. Thậm chí là cố xa lánh anh. Vẻ lạnh lùng của nó ẩn chứa một bí mật gì đó. Thế mà anh Sáu không hề để ý. Anh luôn tạo các tình huống để cha con gần gũi hơn. Nhưng càng tiếp cận thì bé Thu càng bướng bỉnh. Thậm chí là cáu gắt và vô lễ với anh. Như giọt nước làm tràn ly, hành động bé Thu gạt quả trứng là khỏi bát làm bùng nổ sự kiềm chế của anh.
Đó là hành động bất lực của người cha, là nỗi tức giận đứa con bướng bỉnh cố chấp. Bởi quá yêu con nên nó đã làm anh khổ. Anh không kịp suy nghĩ hay tìm một hướng suy nghĩ khác đi. Tình yêu và nỗi mong nhớ, khát vọng đoàn tụ chiếm lĩnh, vây kín tâm hồn anh. Nó che lấp trí tuệ anh, khiến anh không thể nghĩ điều gì khác hơn. Tình yêu thương con như nguồn ánh sáng rực rỡ vượt lên trên tất cả
Bởi thế, khi đánh con rồi anh hối hận, anh lại đau khổ khi bé Thu vượt sông về nhà ngoại. Vết sẹo trên khuôn mặt anh giật giật khiến anh như muốn khóc. Nỗi đau đang cào xé trong tâm hồn anh, cuộn thắt như vết thương đang âm thầm rỉ máu. Không phải anh giận con nữa mà anh đang nghĩ về cuộc chiến, nghĩ đến lúc sắp lên đường mà nỗi trống vắng trong tâm hồn bấy lâu chưa được bồi lấp. Anh sẽ tiếp tục sống với nỗi đau thương này sao, sẽ phải xã con trong sự dửng dưng của nó?
Nhà văn đã hiểu được điều đó, đã không để cho nhân vật tiếp tục mâu thuẫn. Ông gỡ rối tình huống chỉ bằng một chi tiết nhỏ – vết sẹo trên mặt anh Sáu. Vết sẹo ấy là chứng tích của cuộc chiến tranh tàn khốc đã hủy hoại bản thân con người. Chính nó đã gây nên cuộc chia cách, hủy hoại hạnh phúc gia đình.
Bé Thu nhận ra tất cả nhờ có ngoại giải thích. Nó cũng nhận ra sự ngu ngơ và bướng bỉnh của mình bấy lâu khiến nó rất hối hận. Ngày chia tay trên bến sông, để bù đắp lại điều đó, nó đã khóc, đã thét, đã bấu ríu ba nó một cách bất lực. Nỗi nhớ ba, mong được gặp ba và được ôm ấp trong bé Thu cũng lớn không kém gì anh Sáu.
Có thể lí giải sự bướng bỉnh của bé Thu và hành động không chịu nhận cha xuất phát từ tình yêu thương cha vô hạn. Bé Thu luôn gìn giữ hình ảnh anh sáu như trong tấm hình mà mẹ đã đưa cho nó. Với nó, đó là hình ảnh thiêng liêng, không gì có thể thay thế được. Bảy năm trời, anh Sáu có biết bao thay đổi. Với niềm tin trẻ thơ, nó không thể hiểu được điều đó. Tình yêu thương cha thiêng liêng và thành kính chiếm lĩnh toàn bộ tâm hồn.
Và khi anh Sáu xuất hiện với một hình dung khác lạ, nó ngờ ngợ nhận ra. Nhưng lập tức, nó phủ nhận dù đó chỉ là một vết sẹo. Bởi quá yêu kính cha mà nó đã không thèm hỏi mẹ, không thèm kiểm chứng, cũng không thèm nói ra. Hiểu được cái nguyên có ấy, người đọc vừa giận lại vừa thương, vừa trách móc lại vừa rất trân trọng sự hồn nhiên thơ dại ấy. Sự cố chấp, bướng bỉnh của bé Thu chính là nền tảng của tinh thần quả cảm khi cô trở thành người giao liên trực tiếp đi vào cuộc chiến đấu. Đó cũng là phẩm chất đáng quý của người người hùng cách mạng sau này
Nhà văn đã rất thành công khi ghi lại cuộc chia tay đầy cảm động của hai cha con. Từ đó làm sáng ngời lý tưởng cách mạng. Chiến tranh có thể chia cách họ, cũng có thể giết chết họ nhưng không bao giờ làm phai mờ tình yêu thương và sức sống mãnh liệt trong con người.
Giọt nước mắt đẫm đầy trên má bé Thu là nỗi hối hận. Tiếng thét xé lòng của bé Thu là khao khát được ở gần cha nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Giờ đây nó không còn bướng bỉnh nữa. Nó hiền dịu, khép mình trong vòng tay của cha và ôm chặt cha nó không muốn rời. Tình yêu thương thấm đẫm cả không gian, làm cho những người chứng kiến hôm ấy không khỏi nghẹn ngào. Có ai ngờ đâu, đó lại là cuộc gặp gỡ cuối cùng.
Ở chiến khu, anh Sáu dành hết tình yêu con vào công việc làm chiếc lược ngà. Cuộc chiến vẫn cứ tiếp diễn và tình yêu con vẫn luôn thường trực trong anh. Anh tỉ mỉ khắc từng chiếc răng lược. Mỗi chiếc răng lược là một nỗi nhớ con vô hạn. Làm xong, anh lại chải thử lên đầu cho cây lược thêm bóng đẹp và rất hài lòng về nó. Ngỡ rằng hai cha con sẽ còn gặp gỡ. Anh Sáu sẽ trìu mến trao chiếc lược cho bé Thu và sẽ Thu sẽ có dịp bù đắp, sữa lỗi lầm trước đây.
Nào ngờ, chiếc tranh đã đưa anh Sáu đi xa mãi mãi. Trong một trận càn ác liệt của địch, anh Sáu đã hi sinh. Trước khi ra đi, anh chỉ kịp gửi lại chiếc lược cho người đồng đội và nhờ gửi lại cho bé Thu. Cái chết của anh Sáu khiến cho người đọc ngậm ngùi, nghẹn uất. Đó là một sự mất mát lớn, không gì bù đắp nổi đối với bé Thu. Viên đạn ác nghiệt đã cắt lìa tình cha con, ngăn cách cha con anh mãi mãi. Có lẽ bé Thu đã khóc rất nhiều khi nghe tin anh Sáu hi sinh. Những giọt nước mắt ròng ròng chảy trên đôi má ngây thơ, bé dại của nó. Nhưng lần này lại là giọt nước mắt đau thương bất tận.
Có thể nói nhân vật bé Thu là một thành công của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua bé Thu, ông khắc họa thành công tuổi trẻ miền Nam anh hùng, là lực lượng kế tục xứng đáng thế hệ cha anh, tiếp tục nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì đất nước.
- Kết bài:
Ông Sáu hi sinh nhưng tình cảm cha con vẫn sống mãi, vẻ đẹp tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh càng thêm ngời sáng. Câu chuyện khép lại nhưng lòng người đọc không ngui trăn trở: là làm thế để trên mặt đất này không còn những cuộc chiến tranh, không còn súng đạn, không còn cảnh chia ly. Khắp thế gian không còn những em bé như bé Thu phải gánh lấy đau thương, mất mát lớn nhất trong cuộc đời người.