Vì sao phải biết sống có chừng mực?
Làm người phải có chừng mực. Đối nhân xử thế phải có giới hạn. Chừng mực, không phải là khép nép, khép kín. Đó là thước đo quy chuẩn đạo đức làm người. Vừa để đo bản thân, vừa để đo người khác. Sống có chừng mực nghĩa là trong lòng có “thước”, hành sự có “độ”.
Càng giỏi giang, thành đạt càng không tùy tiện, nóng nảy, ti tiện, cao ngạo. Muốn có tầm nhìn hơn người phải biết kết hợp cương nhu, lấy nhu khắc cương, trong “vuông” ngoài “tròn”. Đối nhân xử thế muốn được người khác kính phục phải có lễ tiết, có độ lượng, lúc tiến biết tiến, lúc cần lui biết lui.
Đừng đuổi cùng giết tận, cho người khác một đường lui, cũng là chừa cho bản thân đường lui sau này. Sống chính trực, thẳng thắn, biết bao dung, buông bỏ, trên thông hổ với trời, dưới không thẹn với đất, an nhiên mà sống, tự do tự tại.
Chừng mực là cách bảo vệ bản thân hiệu quả nhất. Con người càng trưởng thành, cần phải tự biết mình. Làm tốt việc của bản thân, không dùng quan điểm cá nhân để áp đặt, đo lường người khác,không dùng quan điểm của mình để yêu cầu người khác, không cưỡng cầu người khác phải giống mình.
Âm dương ngũ hành tương sinh tương khắc, nhờ có chừng mực mới vận chuyển một cách chính thường. Giữ tâm chừng mực, tự khắc sẽ trở nên mạnh mẽ. Không dựa dẫm vào người khác, tự thân mình sẽ trở nên kiên cường. Không tìm cách cưỡng chế người khác, chân tâm sẽ sáng ngời và thanh thản. Thân không mang ràng buộc, không tham chấp thứ không thuộc về mình sẽ đạt được tự do thật sự.