»» Nội dung bài viết:
Viết bài văn bản về lòng đố kị lớp 8
- Mở bài:
– Có người nói rằng thứ có thể hủy diệt hoàn toàn một người phụ nữ không phải là sự nghèo khó mà là sự đố kỵ. Sự thật là chúng ta không thể vừa đố kỵ và vừa hạnh phúc. Lòng đố kỵ chính là thuốc đọc giết chết những tâm hồn.
- Thân bài:
Giải thích đố kị là gì?
– Đố kị là sự ganh ghét, so đo với những gì người khác có, là sự thù ghét, tức tối với những ai hơn mình.
Biểu hiện của tính đố kị.
– Người có tính đố kị thường tỏ ra bực bội, tức tối khi thấy người khác hơn mình, là ghen ghét khi thấy người khác giỏi hơn mình. Thậm chí, người đố kị còn đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh và luôn tìm cách làm hại người tốt hơn, giỏi hơn.
– Người có tính đố kị thường không muốn nhắc đến thành công của người khác vì họ cảm thấy ganh ghét, bản thân mình thua kém trước thành công đó.
Tác hại của thói đố kị.
– Đố kị là một thói xấu gây ra nhiều tác hại.
+ Người có tính đố kị luôn phải sống trong cảm xúc tiêu cực như: Buồn bực, lo lắng, tự ti, căm ghét…bị dày vò không phải vì những thất bại của bản thân mà cả những thành công của người khác. Họ bất hạnh hơn bất cứ người bất hạnh nào.
+ Người có tính đố kị họ không xây dựng được mối quan hệ với những người xung quanh, không được bạn bè yêu mến và khó có được thành công.
+ Ganh tị, đố kị với người khác khiến cho bản thân tốn nhiều thời gian để khó chịu, mặc cảm, tự tin,
+ Lòng đố kị khiến con người ngày càng kém cỏi, lãng phí thời gian để hoàn thiện bản thân, tích lũy những kiến thức cần thiết cho sự phát triển bản thân của mình.
+ Ngoài ra thói đố kị còn kìm hãm bản thân, cản trở con người phát triển tài năng và người khác làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
Dẫn chứng:
+ Nhân vật Cám trong truyện cổ tích “Tấm Cám” vì đố kị, ganh ghét với Tấm mà Cám đã ra tay hãm hại chị gái mình để rồi cuối cùng nhận kết cục vô cùng thảm hại.
+ Hai cô chị trong truyện Sợ Dừa vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình.
+ Nhân vật Trịnh Hâm trong Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu chỉ vì đố kị ganh ghét với Lục Vân Tiên mà đã rat ay tàn độc đẩy bạn xuống song cuối cùng nhận về kết cục thảm hại.
Bàn luận mở rộng, phản đề.
– Nếu như con người biết tiết chế, bỏ qua tính đố kị, biến lòng đố kị thành sự ngưỡng mộ thì thực tế sẽ vô cùng khác biệt. Khi thấy người khác giỏi giang hơn ta, ta không ghen ghét, so đo tính toán mà ngược lại ngưỡng mộ họ, tôn sùng họ, thì ta sẽ có những động lực tích cực để phấn đấu, làm việc.
Bài học nhận thức và hành động.
– Nhận thức: Đố kị là tính xấu của con người chúng ta cần loại bỏ ra khỏi cuộc sống, người nào có thói đố kị thường khó có sự thành công trong cuộc sống, tính đố kị sẽ làm cho những đức tính tốt khác bị lu mờ mà thêm vào các tính xấu khác như sự ích kỉ, nhỏ
– Hành động: Là một học sinh mỗi bạn học sinh nên biết dẹp bỏ thói đố kị, giúp đỡ nhau cùng học tập, phát triển. Mỗi bạn học sinh thay vì đi để ý đến những gì mà các bạn khác làm được thì hãy tập trung vào việc học tập chăm chỉ, tự bản thân các bạn luôn cố gắng, không phải so đo với ai thì những gì các bạn làm được sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu và thành tích của chúng ta mới thật là đáng tự hào.
- Kết bài:
– Càng lún sâu vào đố kị, người ta sẽ đánh mất đi lòng tôn nghiêm và giá trị của bản thân. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.