viet-doan-van-tu-10-12-dong-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-cau-tuc-ngu-to-go-hon-tot-nuoc-son

Viết đoạn văn (từ 10-12 dòng) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Tố gỗ hơn tốt nước sơn”

  • Mở đoạn:

– Hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong đều rất quan trọng đối với mỗi con người. Thế nhưng, chính phẩm chất bên trong mới là yếu tố quyết định giá trị và sự thành công của mỗi con người. Bởi thế, tôi hoàn toàn tán thành với ý nghĩa câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

  • Thân đoạn:

– Giải thích: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” có nghĩa là phẩm chất bên trong (gỗ) quan trọng (hơn) hình thức bên ngoài (nước sơn).

– Bàn luận làm rõ ý kiến: Phẩm chất bên trong quan trọng hơn hình thức bề ngoài (kết hợp lí lẽ và bằng chứng):

+ Lí lẽ 1: Những phẩm chất tốt đẹp bên trong con người (bao gồm: trí tuệ, tư tưởng, tình cảm,… ) mới là yếu tố quyết định giá trị và sự thành công của mỗi con người. Một người có phẩm chất tốt đẹp luôn làm những việc lớn lao và hữu ích cho bản thân và xã hội, luôn được người khác kính trọng, tôn vinh.

Bằng chứng: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn cuộc đời mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc nhưng có một cuộc sống vô cùng giản dị. Cả cuộc đời Bác không giữ lại bất cứ gì cho riêng mình. Các anh hùng dân tộc đã anh dũng hi sinh cuộc đời mình vì đọc lập, tự do của đất nước ,….

+ Lí lẽ 2: Hình thức bên ngoài dù đẹp đến mấy nhưng phẩm chất bên trong kém cỏi sẽ không được người khác yêu thương, kính trọng dài lâu, thậm chí sẽ bị chỉ trích, xa lánh. Vẻ đẹp hình thức bề ngoài không gắn liền với giá trị phẩm chất bên trong dâu có thành công cũng không thể lâu bền.

+ Lí lẽ 3: Tuy nhiên, cũng không nên xem nhẹ hình thức bên ngoài. Hình thức bên ngoài góp phần thể hiện và khẳng định những giá trị phẩm chất ở bên trong.

Bằng chứng: Một người có phẩm chất tốt đẹp luôn giao tiếp chân thành, cởi mở, biết chia sẻ và yêu thương,…biết thấu hiểu, cảm thông, bảo vệ,  nâng đỡ người khác,…

  • Kết đoạn:

+ Khẳng định ý kiến: câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn, là bài học sâu sắc cho chúng ta cần chú trọng bồi dưỡng phẩm chất bên trong, tránh chạy theo hình thức bên ngoài.

+ Nêu bài học cho bản thân: là học sinh, chúng ta cần siêng năng, chăm chỉ học tập, rèn luyện nhân cách, nhân phẩm tốt đẹp, mai này trở thành người hữu ích cho xã hội, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang