Ý nghĩa bài ca dao: Cậu cai nón dấu lông gà…
Cậu cai nón dấu lông gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
Bài ca dao đã tái hiện bức chân dung “cậu cai” (người làm chức cai) một cách hết sức sinh dộng và đáng cười:
Cách gọi “cậu” vừa ra vẻ tôn kính vừa chăm chọc, mát mẻ.
Trang phục đáng chú ý của cậu cai là cái nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn và kiểu câu định nghĩa “gọi là cậu cai” đã vẽ ra một cậu cai đầy vẻ oai phong rởm đời. Cái nón dấu lông gà là dấu hiệu nhận biết về “quyền lực” ít ỏi của cậu ta. Hình ảnh “ngón tay deo nhẫn” đã hé mở cho chúng ta thấy cái vẻ hợm của và trai lơ của tên cai lệ này.
Nhưng chưa hết, hình ảnh của cai lệ còn vô cùng thảm hại qua hai câu ca dao cuối: “Ba năm được một chuyến sai. Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”. Thì ra cậu cai chẳng có mọt cái gì đán quý là của mình cả. Tất cả những gì của hắn mà người ta được biết đều là đồ mượn, là giả dối.
Với lối nói thậm xưng, câu ca dao đã lột trần chân tướng của tên cai lệ. Hắn thực chất chỉ là một tên tay sai hạng bét, dáng cười. Bài ca dao cũng kín đáo thể hiện lời tố cáo của dân gian đối với giai cấp thống trị đương thời. Sự giàu có và sang trọng của chúng không phải do chúng làm ra mà là đi cướp của người khác. Nạn nhân không ai khác chính là tầng lớp nông dân nghèo khó, cơ cực.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Trả lời ngắn:
– Những câu hát châm biếm có những nét tương đổng với thổ loại nào trong văn học dân gian ?
– Những câu hát châm biếm thường có giọng điệu như thế nào?
– Mục đích chủ yếu của những câu hát châm biếm là gì?
– Những câu hát châm biếm thường tập trung phản ánh, phê phán, chế giễu, đả kích những dối tượng nào?
– Bài ca dao thứ nhất đã đả kích, châm biếm hạng người nào trong xã hội?
– Những lời phán của thầy bói trong bài ca dao thứ hai có tính chất như thế nào?
– Bài ca dao thứ ba đã phản ánh diều gì 7
– Trong bài ca dao thứ tư dã sử dụng cách nói gì ?
Câu 2. Ở bài ca dao thứ nhất đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy?
Câu 3. Ở bài ca dao thứ hai, em có nhận xét gì về ông thầy bói và những người đi xem bói? Em rút ra bài học gì?
Câu 4. Bài ca dao thứ ba có điểm gì giống với truyện ngụ ngôn? Em hãy nêu rõ những điểm ấy.
Câu 5. Hãy nêu suy nghĩ của em về hình ảnh cậu cai trong bài ta dao thứ tư.
Câu 6. Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài ca dao sau:
Lổ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho
Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Câu 7. Hãy tìm một số bài ca dao châm biếm mà em biết.
Câu 8. Có người cho rằng, ca dao châm biếm đã thể hiện rõ nét vẻ tâm hồn của người Việt Nam. Em có đồng tình với ý kiến ấy không? Vì sao?
Câu 9. Em thấy những câu hát châm biếm có gì giống và khác các bài ca về chủ đề gia đình, tình yêu quê hương đất nước, con người và chủ đề than thân ở các phương diện nội dung và nghệ thuật?