y-nghia-bieu-tuong-cua-hinh-tuong-con-ca-kiem-trong-doan-trich-ong-gia-va-bien-ca-cua-nha-van-o-nit-he-minh-ue

Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong đoạn trích Ông già và biển cả của nhà văn Ơ-nit Hê-minh-uê?

Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong đoạn trích Ông già và biển cả của nhà văn Ơ-nit Hê-minh-uê

Gợi ý:

– Cá kiếm là biểu tượng cho sức mạnh, vẻ đẹp kiêu hung, vĩ đại của tự nhiên; vì vậy nó vừa là đối tượng chinh phục đồng thời vừa là bạn của con người.

– Cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị đồng thời cũng rất lớn lao, cao cả mà con người từng theo đuổi ít nhất một lần trong đời.

– Cá kiếm là biểu tượng của thành quả lao động, sáng tạo mà con người đạt được trai qua bao khó khăn, thử thách.


Tham khảo:

  • Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961), nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện đại Mĩ. Tác phẩm Ông già và biển cả (1952) là một trong nhừng tác phẩm có độ phổ biến sâu rộng của ông. Truyện kể về hành trình săn đuổi và chinh phục con cá kiếm khổng lồ của một ống già trên biển cả, nhưng cuối cùng con cá khổng lổ ấy lại bị đàn cá mập tấn công, rỉa thịt đến mức chỉ còn bộ xương.

– Nêu vấn đề cần nghị luận: Phân tích Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

  • Thân bài:

Hình ảnh con cá kiếm.

– Đó là 1 con cá lớn:

+ Đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hái lớn, màu hồng dựng lên trên mặt đại dương xanh thẫm.

+ Dài hơn thân hình lão 4 tấc, thân hình đồ sộ, bộ vây to sụ, nặng hơn nửa tấn.

+nCó một sức mạnh ghê gớm: thể hiện qua các vòng lượn của nó: “Vòng tròn rất lớn”, “Bây giờ nó đang lượn đến chỗ xa nhất của vòng tròn rồi đấy”, “Bắt đầu lượn lại vòng chầm chậm”.

Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm giữa biển.

– Con cá kiếm trong tác phẩm không chỉ là 1 sinh vật bình thường, là đối tượng đi săn thông thường của những người đánh cá mà là “hình tượng văn học mang tính người”. Nó toát lên vẻ đẹp cao thượng, uy dũng, hiên ngang, bất khuất trước hiểm nguy đe doạ tính mạng. Ngay đến chết cũng phải chết 1 cách đàng hoàng. Xây dựng hình tượng con cá kiếm, tác giả muốn đề cao vẻ đẹp cao thượng trong cuộc đời.

– Cá kiếm là biểu tượng của thiên nhiên. Giữa con người và thiên nhiên vẫn có quan hệ “anh em”, dù đôi khi thiên nhiên là kẻ thù số 1 của con người. Con người chinh phục tự nhiên cũng không quên yêu mến và sống hài hoà với nó. Cần phải tôn trọng tự nhiên cũng như tôn trọng kẻ thù.

– Ở góc nhìn thiên nhiên: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của tự nhiên.

– Ở góc nhìn cuộc sống con người: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho những chông gai, thử thách của cuộc đời.

– Ở góc nhìn nghệ thuật: Hình tượng cá kiếm biểu tượng cho ước mơ sáng tạo không ngừng nghỉ.

  • Kết bài:

Ông già và biển cả trên tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê: ngôn ngữ trong sáng, giản dị, lối kể chuyện thông qua việc sử dụng đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật cùng với những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng.


Tham khảo:

Phân tích Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

  • Mở bài:

Huê-minh-uê là nhà văn Mĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây, người đã đóng góp một phần quan trọng vào việc đổi mới lối viết truyện và tiểu thuyết. Dù viết về đề tài nào, Huê-minh-uê cũng kiên trì quan niệm nghệ thuật: Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người. Ông già biển cả (1952) là tác phẩm kết tinh tiêu biểu những nét mới mẻ trong lối viết truyện của Hê-minh-uê.

  • Thân bài:

Con cá kiếm trong tác phẩm được nhà văn tập trung miêu tả như một nhân vật đặc biệt bởi những nét rất khác thường. Ở đầu đoạn trích, con cá chưa xuất hiện ngay mà chỉ tạo ấn tượng bằng những vòng tròn rất lớn. Nó gợi sự ám ảnh về một hình tượng cụ thể mặc dù con cá chưa xuất hiện – ông lão chưa thể nhìn thấy con cá mà chỉ đoán biết nó qua vòng lượn. Sự lặp lại của những vòng lượn của con cá kiếm gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường: chỉ bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông đã ước lượng được khoảng cách ngày càng gần của con cá. Vì vậy, mặc dù chưa nhìn thấy con cá nhưng ông cũng đoán biết được đối thủ của mình. Hơn nữa, những vòng lượn cũng vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá, cố gắng thoát khỏi sự níu kéo bủa vây của người ngư phủ: nó cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của mình.

Nhà văn có dụng ý để ông lão và độc giả cảm nhận về con cá qua ấn tượng và cảm giác về những vòng lượn ấy. Điều này làm cho mỗi người có hình dung khác nhau về nó. Phải đến khi cái bóng của nó xuất hiện thì Xan-ti-a-gô, một người lâu năm trong nghề câu cá cũng không khỏi kinh ngạc: một cái bóng đen vượt dài qua dưới thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó.

Hình ảnh con cá kiếm đã bị mắc câu được miêu tả với những vòng lượn được nhắc lại, gợi lên đặc điểm về cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm. Đó là cuộc đấu kéo dài suốt hành trình chiếm được con cá, buộc con cá vào mạn thuyền và đưa con cá trở về. Con cá kiếm khổng lồ to khoẻ (đến hơn nửa tấn) cùng con người luôn luôn ở trong tư thế vờn miếng nhau, một bên để thoát thân, một bên để chiếm giữ, chinh phục. Cả hai lúc đầu dồi dào sức lực, sau đó rệu rã, mệt mỏi dần nhưng vẫn cố gắng hết sức phô diễn sự kiêu dũng của mình, không hề chịu lùi bước, ngã gục trước đối thủ.

Hê-minh-uê tập trung tô đậm những chi tiết về sự khôn ngoan của nó. Nó không hề cắn câu ngay mà còn thử lượn vòng. Ngay cả khi ăn mồi rồi, nó cùng không dễ dàng chấp nhận và phản ứng dữ dội: nó bơi đi, nhào người qua lại như đoán được việc ông lão chuẩn bị phóng lao để tiêu diệt nó. Cái chết của con cá kiếm cũng rất khác thường. Nó dường như không chấp nhận cái chết mà phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Đó là dáng vẻ của sức mạnh và sự kiêu hùng. Khi sức cùng lực kiệt nhưng con cá vẫn có phong thái hiên ngang và đầy uy dũng. Sự kiêu hùng đó chứng tỏ một tình cảm trân trọng đặc biệt của nhà văn và góp phần nâng cao tầm vóc của ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô.

  • Kết bài:

Đoạn trích trên tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê: ngôn ngữ trong sáng, giản dị, lối kể chuyện thông qua việc sử dụng đối thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật cùng với những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng. Sự lặp đi, lặp lại những chi tiết theo kiểu kết cấu vòng tròn xoắn trôn ốc giúp người đọc có thể bóc dần từng lớp vỏ ngôn ngữ để khám phá ra ý nghĩa và giá trị thực sự của tác phẩm. Đoạn trích còn cho thấy khả năng quan sát nhạy bén và trí tưởng tượng phong phú của Hê-minh-uê, nhà văn bậc thầy về tiểu thuyết.


Tham khảo:

Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong đoạn trích Ông già và biển cả.

  • Mở bài:

Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961), nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện đại Mĩ. Tác phẩm Ông già và biển cả (1952) là một trong những tác phẩm có độ phổ biến sâu rộng của ông. Truyện kể về hành trình săn đuổi và chinh phục con cá kiếm khổng lồ của một ông già trên biển cả, nhưng cuối cùng con cá khổng lồ ấy lại bị đàn cá mập tấn công, rỉa thịt đến mức chỉ còn bộ xương. Thiên truyện là một ẩn dụ về hình ảnh con người theo đuổi những khát vọng lớn lao, dù cuối cùng thất bại, nhưng vẫn bất khuất không chùn bước.

  • Thân bài:

Bên cạnh đó là một nghệ thuật độc đáo với nguyên tắc kể chuyện “cứ bảy phần của nó chìm cho một phần nổi” – đó chính là “nguyên lí tảng băng trôi” trong kể chuyện do chính Hê-minh-uê đề xuất. Thiên truyện thể hiện rõ nét sức thuyết phục lớn lao của tư tưởng và văn tài của Hê-minh-uê đối với Giải thưởng Nô-ben.

Đoạn trích trong sách giáo khoa nằm ở giữa thiên truyện, diễn tả cảnh ông lão chiến đấu ngoan cường với con cá kiếm và bắt được nó. Cùng với đó là sự gợi mở của nguyên lí tảng băng trôi”

Sau tám mươi tư ngày lênh đênh trên biển cả không đánh bắt được con cá nào, ngày thứ tám mươi lăm, ông lão gặp một con cá kiếm khổng lồ. Suốt hai ngày đầu, con cá dù đã mắc câu nhưng vẫn chưa chịu khuất phục, nó lôi ông lão đi dọc ngang trên biển. Đến khi nhìn thấy con cá đuối sức nổi lên mặt nước, chính ông lão, người thợ câu già dặn của biển cả, cũng phải kinh ngạc: Thoạt tiên, lão thấy một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó: không, nó không thể lớn như vậy được; cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẳm; thân hình đồ sộ và những sọc màu tía trên mình; cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xoè rộng; con cá lại tiếp tục lượn vào theo vòng tròn của nó trông điềm tĩnh và tuyệt đẹp, chỉ có cái đuôi đồ sộ cử động; mõm nó dài, rộng, ánh bạc, vần tía và bất tận trong dòng nước, cái vây ngực đồ sộ, vươn cao trong không trung, phóng vút lên khỏi mặt nước, phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực… “Một con cá to lớn và tuyệt đẹp. Đó chính là vẻ đẹp của thiên nhiên, một vẻ đẹp khổng lồ xứng đáng với cái rộng mênh mông, hùng vĩ của biển cả, nơi luôn chứa đựng bao điều bí mật và những sức mạnh cũng như những hiểm họa không lường. Vẻ đẹp ấy khiến ông lão cũng phải thán phục. Và vật mà ông lão quyết tâm chinh phục nó bằng được, tuy nhiên việc bắt con cá đó không hề dễ dàng, đúng hơn, đó là cả một trận chiến gay go và ác liệt

Cứ mỗi lần con cá lượn vòng là mỗi lần ông lão phải gắng sức, đến nỗi cảm thấy choáng váng. Sau mỗi lần như thế, ông lão lại tự nhủ. Vòng lượn của con cá càng nhiều và thay đổi liên tục chứng tỏ nó khôn ngoan, dũng cảm, kiên cường chống đỡ không kém gì đối thủ. Con cá cố gắng thoát khỏi sự níu kéo quyết liệt của lão ngư phủ. Cả hai bên đều đã kiệt sức nhưng đều cố giành phần thắng về mình.

Suốt hai giờ đồng hồ, ông lão mệt nhoài, người đẫm mồ hôi vì cứ phải ra sức kéo sợi dây để cho con cá khỏi quay vòng. Sức lực của ông lão suy kiệt nhanh chóng, ông lão thấy hoa mắt…, mồ hôi xát muối vào mắt lão và xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán.

Đến vòng lượn thứ ba, khi đã thấm mệt, con cá không quật dây nữa và bắt đầu lại lượn vòng chầm chậm… Rồi ông lão nhìn thấy: Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm. Nó lại lặn xuống và khi con cá hãy còn mấp mé mặt nước, ông lão có thể nhìn thấy thân hình đồ sộ và những sọc tỉa trên mình nó. Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng.

Ông lão phân tích tình hình, tìm mọi cách kéo con cá lại gần thuyền và tự động viên: Hãy bình, tĩnh và giữ sức, lão già ạ. Kéo đi, tay ơi… Hãy đứng vững, đôi chân kia. Hãy tỉnh táo vì tao, đầu à… Nhưng đó cũng là lúc sức cùng lực kiệt: Miệng lão khô khốc không thể nói nổi, hoặc nếu có thì cũng bằng giọng thì thào, yếu ớt. Ý chí, nghị lực của ông lão Xan-ti-a-gô còn thể hiện ở quyết tâm bắt bằng được con cá. Sức lực cạn kiệt nhưng lão vẫn cố gượng dậy để tiếp tục chiến đấu.

Ông lão phán đoán, phân tích tình thế rồi đưa ra giải pháp hành động hợp lý, chính xác, đồng thời kiên trì chịu đựng và tin rằng mình sẽ giết được con cá: Chỉ hai ba vòng nữa thôi thì ta sẽ có nó… Tao sẽ tóm mày ở đường lượn… Ta đã di chuyển được nó.

Hình ảnh con cá kiếm ở phần nổi là thành quả của nhiều ngày lao động vất vả trên biển của ông lão Xan-ti-a-gô. Ở phần chìm, nó tượng trưng cho ước mơ, khát vọng lớn lao của con người, là vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Trong quan hệ với con người, thiên nhiên vừa là bạn bè vừa là đối thủ.

Sự khác biệt đó hàm chứa một ý nghĩa sâu xa: Con cá kiếm không chỉ là một con cá do ông lão săn được mà là hình ảnh của ước mơ, lí tưởng mỗi con người theo đuổi trong suốt cuộc đời. Sự khác biệt đó còn gợi cho người đọc suy nghĩ: Phải chăng đó là khoảng cách xa vời giữa ước mơ và hiện thực. Khi ước mơ đã trong tầm tay hoặc đã trở thành hiện thực thì nó không còn giữ được vẻ đẹp đẽ, huy hoàng như trước nữa. Hình ảnh con cá kiếm còn tượng trưng cho khát vọng nghệ thuật và quá trình sáng tạo của nhà văn.

  • Kết bài:

Tác phẩm Ông già và biển cả cũng thể hiện tình cảm yêu mến, khâm phục của nhà văn đối với những con người lao động nghèo khổ. Tác giả muốn chuyển đến người đọc một thông điệp quan trọng: Trong cuộc đấu tranh vật lộn mưu sinh hay để lập chiến công, con người có thể chấp nhận cái chết, nhưng không bao giờ chấp nhận lùi bước. Câu chuyện về ông lão đánh cá già nua, đơn độc nhưng vô cùng dũng cảm đã cổ vũ biết bao người trên thế giới dám dấn thân vào sự nghiệp đấu tranh vì hạnh phúc của nhân loại.

Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện ngắn Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang