Hoàn cảnh sáng tác của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh
- Mở bài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ Cách Mạng vĩ đại, đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Sự nghiệp thơ ca của Hồ Chí Minh gắn bó mật thiết với cuộc đời hoạt động Cách Mạng của Người. “Tuyên Ngôn Độc Lập” là áng văn chính luận mẫu mực của Hồ Chí Minh. Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của tác giả và dân tộc.
- Thân bài:
Bối cảnh quốc tế: Trên thế giới cuộc đại chiến lần thứ hai đang ở giai đoạn kết thúc, Hồng quân Liên Xô đã tấn công vào tận sào huyệt cuối cùng của bọn phát xít ở thủ đô Béc-lin. Ở phương Đông, phát xít Nhật – kẻ xâm lược nước ta đã đầu hàng quân Đồng Minh vô điều kiện.
Hoàn cảnh trong nước: Đối với nước ta, đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân cả nước ta nổi dậy giành chính quyền. Hồ Chí Minh đã gọi đây là thời cơ “nghìn năm có một”.
- Ngày 19/8/1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân ta.
- Ngày 23/8/1945 nhân dân ta giành được chính quyền ở Huế.
- Ngày 25/8/1945 nhân dân ta giành được chính quyền ở Sài Gòn.
- Ngày 26/8/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà nhỏ 48 phố Hàng Ngang (đây là căn nhà của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô) chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập.
- Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, Người đã thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập trước hàng vạn đồng bào.
- Trong khi đó bọn đế quốc thực dân câu kết với bọn phản động trong nước tìm cách phá hoại chính quyền Cách Mạng còn non trẻ của ta. Ở phía Bắc là 22 vạn quân Tưởng – tay sai của đế quốc Mĩ. Phía Nam là 18 vạn quân Anh nấp sau là lính viễn chinh Pháp.
- Lúc này Anh, Pháp, Mĩ mâu thuẫn với Liên Xô. Anh, Mĩ sẵn sàng nhân nhượng cho Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài bao vây, nhòm ngó. Đặc biệt lúc này Pháp tung ra dư luận trên thế giới: Đông Dương là đất bảo hộ của người Pháp bị Nhật xâm chiếm. Nay Nhật đầu hàng Đồng minh, Đông Dương đương nhiên phải trở lại tay Pháp. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đã bác bỏ dứt khoát luận điệu này.
Bối cảnh quốc tế và hoàn cảnh trong nước mở ra những điều kiện thuận lợi chưa từng có, nghìn năm có một. Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần nhạy bén, khả năng phân tích tình hình chính xác đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tạo nên cuộc cách mạng vĩ địa, mở ra kỷ nguyên mới: kỷ nguyên đọc lập cho dân tộc Việt Nam.
- Kết bài:
Nói chung bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh được sáng tác trong một hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt của thế giới. Vì vậy, nó đòi hỏi Người lãnh tụ phải có chiến lược phù hợp, phải huy động được sức mạnh của toàn dân mới có thể đưa con thuyền Cách Mạng đến thắng lợi cuối cùng.
- Phân tích bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh
- Nêu giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Bản Tuyên ngôn Độc lập
- Mục đích, ý nghĩa và giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
- Nghị luận: “Tuyên ngôn Độc lập vừa là một văn kiện lịch sử vô giá vừa là một áng văn chính luận mẫu mực”
- Làm rõ nghệ thuật lập luận sắc sảo, đanh thép và thuyết phục của Hồ Chí Minh trong văn bản :Tuyên ngôn độc lập: