suy-nghi-hay-la-hoa-xin-hay-khoan-la-trai

Suy nghĩ: Hãy là hoa, xin hãy khoan là trái

Có nhà thơ viết: “Hãy là hoa, xin hãy khoan là trái”
Là người đang ở tuổi hoa, anh (chị) có suy nghĩ gì về lời nhắn nhủ nêu trên?


Hướng dẫn làm bài:

I. Giải thích:

Hoa là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp tươi tắn, rạng rỡ, trẻ trung, hồn nhiên, trong sáng của tuổi học trò. Trái là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp chín chắn, già dặn, từng trải, đã trưởng thành qua thời gian. Câu nói là một lời nhắn nhủ tới tuổi hoa: hãy sống hồn nhiên, trong sáng đúng với lứa tuổi của mình.

II. Bàn luận:

– Vì sao phải sống đúng với tuổi học trò?

+ Vì đó là tuổi đẹp đẽ và là lối sống đúng đắn, phù hợp với bản thân và cuộc sống.

+ Vì đó là quãng đời quý báu nhưng ngắn ngủi nên nếu không sống đúng sẽ thiệt thòi, không gì bù đắp được.

– Sống đúng với tuổi học trò trong sáng, hồn nhiên là như thế nào?

+ Đó là sống phù hợp với nhu cầu chính đáng của bản thân và yêu cầu của gia đình, nhà trường, xã hội (HS có thể lấy dẫn chứng ở các phương diện: sinh hoạt, suy nghĩ, ứng xử…).

– Sống đúng với tuổi học trò thì cần phải làm gì ? (HS nêu ra những suy nghĩ của bản thân).

– Phê phán những hiện tượng chín sớm, chín ép ở lứa tuổi học trò: đua đòi, học và sống theo những điều chưa nên có, từ đầu tóc, trang phục, nói năng, suy nghĩ, hành động…

III. Bài học nhận thức và hành động

– Tuy nhiên, sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của tuổi hoa không đồng nghĩa với vô tâm, vô ý, hời hợt.
– Liên hệ bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang