chuan-bi-cho-mot-bai-thuyet-trinh-truoc-dam-dong-thanh-cong

Chuẩn bị cho một bài thuyết trình thành công

Chuẩn bị cho một bài thuyết trình thành công

Khi thuyết trình, một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công, nhưng bạn lại không thể kiểm soát chính là thính giả bên dưới. Nếu nắm bắt được thính giả, dù chỉ là một chút, bạn hoàn toàn có thể làm nên một bài diễn văn lay động, đầy thuyết phục, khơi gợi hứng thú hoặc truyền đạt được đầy đủ thông tin cần thiết.

Hãy nghĩ đến thính giả bên dưới khi bạn cần nói điều gì đó.

Ví dụ: Nếu sắp phải trình bày về Liên Hiệp Quốc trong chủ đề gìn giữ hòa bình, bạn có thể giả định rằng thính giả là những đối tượng đã biết khá nhiều về vấn đề đưa quân đội vào quốc gia khác nhằm ngăn chặn chiến tranh. Tuy nhiên, nếu đặt trường họp phải diễn thuyết trước một đám nhóc 6 tuổi với cùng đề tài, thì bạn hãy khéo léo nói về việc gìn giữ hòa bình chung theo một hình thức khác. Nếu không chúng sẽ gần như nghĩ rằng bạn đang huyên thuyên về việc cấm trò đánh trận giả, hay phải giữ hòa khí giữa anh chị em.

Tập trung vào mục tiêu ấn tượng.

Việc tiếp theo cần làm là tìm ra một tiêu đề ấn tượng cho bài diễn văn của mình. Nó phải thu hút được sự quan tâm của thính giả, nên tốt nhất là đặt một cái tựa đơn giản và xúc tích. Chẳng hạn như đặt theo dạng câu hỏi: “Môi trường xung quanh tác động thế nào đến đời sống thực tại?”

Đề tài “Môi trường xung quanh tác động thế nào đến đời sống thực tại?” sẽ mang nhiều ý nghĩa khác nhau ứng với tùng đối tượng khác nhau. Nếu thính giả chỉ là bạn học cùng lớp, thì từ nghiên cứu bao quát tổng họp, bạn có thể chọn lọc một số sự kiện thực tế, gần gũi và có khả năng khơi gợi hứng thú nhất.

Vận dụng nền tảng vững chắc của sự kiện thực tế là một trong những phần quan trọng nhất cho một bài diễn văn hay. Triết gia, nhà soạn kịch người Hy Lạp Aristole, sống cách đây 2.000 năm, đã từng tuyên bổ: “Việc khơi dậy những định kiến, lòng trắc ẩn, sự tức giận hay những cảm xúc tương tự không hể liên quan đến các sự kiện thực tế đang diên ra, mà chỉ đơn thuần là một lời kêu gọi cá nhân đến những người đang đánh giá tình huống đó” . Điểu này đồng nghĩa với việc trước tiên bạn nên đưa ra những sự kiện không thể chối cãi, sau đó mới từ từ xây dựng cảm xúc cho khán giả.

Vì vậy, hãy luôn bắt đầu bằng việc tạo nên một khuôn khổ sự kiện thực tế trước khi tiến hành dựng lời cho bài diễn văn của mình.

Chú ý đến độ dài diễn văn.

Đôi khi bạn sẽ được ấn định thực hiện bài thuyết trình theo một độ dài định sẵn, nhưng có lúc bạn được tùy ý quyết định. Hãy luôn ước lượng sẵn khoảng thời gian cần thiết, nhưng đừng quá dài dòng lan man.

Thật khó có thể xác định độ dài của một diễn văn tốt nhất là bao nhiêu từ. Trong thực tế, có những buổi thuyết trình dienx ra trong 2 tiếng đồng hồ, cũng có những cuộc thuyết trình kéo dài đến 7-8 tiếng hoặc lâu hơn nữa. Bởi thế, độ dài bài diễn văn hợp lí hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung vấn đề và thời gian bạn cần trình bày.

Nếu là vấn đề ngắn gọn, thông tin ít, thời gian trình bày  ngắn thì bạn tập trung vào sức mạnh biểu đạt của ngôn ngữ, tinh gọn nhưng sắc sảo, thuyết phục. Nếu vấn đề lớn, thời gian trình bày khá dài,bạn nên chú ý đến mức dộ tiếp nhận của người nghe mà dẫn hướng hợp lí, tránh khiến người nghe xao nhản, mệt mỏi.

Cẩn trọng sử dụng thời gian hiệu quả.

Đừng nói hết những gì bạn biết, mà chỉ nói những điều trọng điểm để chứng minh lý lẽ hoặc giải thích quan điểm của mình. Vậy nên, hãy bắt đầu bài thuyết trình bằng việc nêu ra lý do vì sao bạn thực hiện nó. Điều này thường hay được thể hiện sẵn trong chính tiêu đề. Sau đó tiến tói xây dựng khuôn khổ lập luận sự kiện thực tế. Cố gắng tóm gọn trong vòng 5 đoạn. Cố gắng trình bày nó đơn giản và xúc tích hết mức có thể, bạn sẽ thành công.

Luôn ghi nhớ quy tắc: trước hết phải nói sơ lược, khái quát về đề tài, sau đó truyền tải nội dung chính của để tài, và cuối cùng lặp lại những gì bạn đã nói. Tuy nghe hơi lòhg vòng, nhưng nó thật sự có hiệu quả đấy!

Sử dụng ngôn từ hiệu quả.

Sau bước thực hiện khuôn khổ lập luận và hiểu được những gì cần nói, việc kế tiếp là suy nghĩ về cách thức truyền tải nó. Viết ra để đọc nhẩm khác vói viết ra để đọc lớn.

Patrick Henry là nhà ái quốc người Mỹ thời Chiến tranh giành Độc lập. ông là người đứng ra phát ngôn thuyết phục thuộc địa Virginia tham gia vào cuộc khởi nghĩa chống lại người Anh những năm 1770. ông đã đưa ra một bài diễn văn dài và đẩy nhiệt huyết mà không cẩn đến giấy ghi chú. Điểu này chì khả thi khi bạn thật sự kiên quyết và tin tưởng hoàn toàn vào đề tài mình đưa ra, cũng như hiểu thật rõ vể nó. ông đã kể cho thính giả nghe về những sự kiện thực tế mình chứng kiến, nhưng ngôn ngữ mà ông sử dụng thì vô cùng truyền cảm. Cái cách mà ông nhấn mạnh các từ như- “xiềng xích trên người”, “tiếng vũ khí va chạm”, “chúng ta còn ở đây lãng phí thời gian” – đã khuyến khích thúc giục khán giả bên dưới phải đứng lên hành động.

“Chính việc nhân nhượng đã đẩy ta đến sự khuất phục và ách nô lệ, xiềng xích trên người ta là bị đúc mà thành! Hãy để những tiếng loảng xoảng của chúng vang vọng trên các đồng bằng Boston! Chiến tranh là không thể tránh khỏi – và hãy cứ để nó xảy ra! Tôi lập lại lần nữa, thưa các bạn, hãy để nó xảy ra!.

...Chúng ta có thể hô to “Hòa bình! Hòa bình!” – nhưng không có hòa bình nào cả. chiến tranh đã thực sự bất đầu! Điểm bùng nổ tiếp theo càn quét khắp vùng phương Bắc sẽ lan truyền đến bên tai ta âm thanh vang dội của tiếng vũ khí va chạm! Đồng bào của chúng ta đã tham gia trên trận tuyến! Vậy tại sao chúng ta còn ở đây lãng phí thời gian?…

Có phải cuộc sống thân hữu, hay hòa bình êm ái có thể mua được bằng cái giá của xiềng xích và ách nô lệ? Đấng Quyến Năng sẽ không cho phép chuyện đó! Tôi không biết những người khác sẽ chọn con dường nào; nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do, hoặc là chết!”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang