Các nguyân tắc trong chuẩn bị trước khi tiến hành tranh luận

cac-nguyan-tac-trong-chuan-bi-truoc-khi-tien-hanh-tranh-luan

Các nguyân tắc trong chuẩn bị trước khi tiến hành tranh luận

Khi nghe đến từ “tranh luận”, đa số mọi người đều ghĩ rằng đó là một từ khác đồng nghĩa với tranh cãi, phản đối. Nhưng thực chất, tranh luận hàm chứa ý nghĩa tích cực nhiều hơn tranh cãi. Tranh luận thường sẽ phân định rạch ròi kẻ thắng người thua. Bạn thắng khi chứng minh được quan điểm của mình đúng hơn đối phương. Nói một cách khái quát thì tranh luận là hình thức mà các bên, hoặc các đội đối lập nhau, cùng thảo luận vể một vấn để dựa trên những lý lẽ xác thực cùng với lập luận và bằng chứng có cơ sở để củng có cho quan điểm đưa ra.

Có nhiều hình thức tranh luận, phản biện khác nhau nhưng dù là tính chất nào cũng đều bao gồm các bước: nghiên cứu tìm hiểu, dẫn chứng tình huống và phát biểu trình bày. Các cuộc tranh luận có thể tổ chức tại lớp học, trong các cuộc thi, hoặc các hoạt động quốc gia, và thậm chí là sự kiện quốc tế.

Đối với các cuộc tranh luận diễn ra trong lớp, thường thì học sinh sẽ được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có khoảng hai, ba thành viên, nhằm tạo điều kiện cho nhiều học sinh tham gia cải thiện kỹ năng tranh luận.

Đa số các buổi tranh luận đều theo những đề tài cho trước. Điều này đồng nghĩa với việc nó cho phép bạn có đủ thời gian nghiên cứu và thực hành trước khi sự kiện thực tế diễn ra. Tuy nhiên, rất hiếm đề tài nào nêu rõ chi tiết khía cạnh mà bạn phải bảo vệ khi ra thực tế. Do vậy, bạn cần phải đảm bảo chuẩn bị kĩ lưỡng mọi mặt của vấn đề.

Điểm chung của những hình thức tranh luận này là bạn đưa ra khía cạnh vấn đề từ phía mình và dùng nó để chất vấn về khía cạnh quan điểm của đối phương. Mọi cuộc tranh luận đều có người thắng kẻ thua. Để công bằng xác định được người chiến thắng, cần phải có ban giám khảo. Người đó có thể là giáo viên hoặc bạn cùng lóp. Giám khảo sẽ đóng vai trò đưa ra quyết định đội nào thắng khi nêu được nhiều lý lẽ thuyết phục nhất.

Từ cách tranh luận, bạn có thể học được nhiều kỹ năng thiết thực cho đời sống. Trước hết, việc lắng nghe và nêu ra một lý luận có tính thuyết phục dạy cho bạn phương pháp nghiên cứu đúng hướng về một chủ đề, cũng như khả năng phản ứng tốt trước các sự việc hằng ngày.

Để chiến thắng trong một cuộc tranh luận, bạn cần hiểu rõ mọi thứ mà người trình bày đề cập. Bạn phải nắm bắt được mọi mặt có thể liên quan đến chủ đề. Học cách nhìn nhận nó từ nhiều khía cạnh sẽ giúp bạn hướng ngoại và hiểu biết nhiều hơn trong cuộc sống.

Tranh luận thường mang tính cạnh tranh nhất định, nhưng nó cũng mang lại nhiều niềm vui tích cực. Tập trung lắng nghe quan điểm của người khác là một khâu quan trọng trong khi tranh luận.

Hầu hết các hình thức tranh luận, các đề tài đều sẽ được thông báo trước trận đối đầu, thường là khoảng một tháng. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể biết rõ khía cạnh nào mình phải tranh luận cho đến khi nó chính thức diễn ra. Bởi thế, chuẩn bị mọi thứ là việc làm rất cần thiết nếu bạn muốn giành lấy chiến thắng.

Xác định phạm vi đề tài

Trước khi bắt tay vào nghiên cứu, bạn cũng cần phải định nghĩa và thu hẹp đề tài, bao gồm cả việc nắm bắt ý nghĩa chính xác của từng từ trong đề tài đưọc cung cấp. Việc này nghe có vẻ mất thời gian vì bạn nghĩ nhũng từ đó vốn đã đuợc hiểu theo định nghĩa mặc định, hiển nhiên rồi đúng không?

Định nghĩa rõ đề tài là một chiến thuật quan trọng không kém việc nghiên cứu tốt. Thực tế, một khi bạn đã định nghĩa đuợc chủ đề, việc nghiên cứu của bạn sẽ trở nên dễ dàng và đi đúng vào trọng tâm đề tài hơn.

Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách thường xuyên quan tâm chú ý và cập nhật về các sự kiện mới nhất. Hầu hết các đề tài tranh luận đều xoay quanh những tin tức hiện hành. Hãy đọc nhiều sách báo, tạp chí, đồng thời xem tin tức trên tivi. Ngoài ra, cố gắng thu thập thêm thông tin từ nhiều luồng quan điểm khác nhau. Có như vậy bạn mới chiếm được lợi thế trong các cuộc tranh luận. Vì khi đã nấm bất được trong tay những thông tin cập nhật trẽn thế giới, bạn sẽ luôn trong tư thế sẵn sàng tranh luận về nhiều đề tài khác nhau.

Hãy nhấn mạnh đến sự “hữu ích hơn…” khi tranh luận

“Hữu ích hơn” mang nghĩa gì? Và hữu ích hơn trong trường họp nào? Chẳng hạn như hữu ích hơn cho gia đình, cho người lao động, cho người già, hay cho môi trường? Chẳng hạn, chó có những đặc tính gì so với mèo? Những ưu thế và nhược điểm lớn nhất của cả chó và mèo?

Hãy chuẩn bị cho những khía cạnh đối nghịch

Chuẩn bị kĩ lưỡng một khía cạnh của vấn đề, tránh phân tán để tạo thế mạnh tranh luận là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên, chỉ chuẩn bị cho một khía cạnh duy nhất của đề tài là không đủ. Vì trong hầu hết các cuộc tranh luận, bạn không hề được biết khía cạnh nào mình phải tranh luận cho đến khi chính thức đối đầu. Do đó, bạn cần phải nghiên cứu cả hai mặt đúng sai của vấn đề.

Chẳng hạn, ở đây bạn đang đề cập về loại mèo nào – mèo nhà, mèo nòi hay mèo nuôi để bắt chuột? Mèo có những đặc tính gì so với chó? Những ưu thế và nhược điểm lớn nhất của cả chó và mèo?

Sẽ thế nào nếu bạn được giao phần đối nghịch của đề tài – “Mèo hữu ích hơn chó”? Tương tự nhu vậy, ngay cá khi được phân làm đề tài chó hữu ích hơn, thì bạn cũng cần phải chuẩn bị những lý luận của khía cạnh mèo hữu dụng hơn.

Tiến hành nghiên cứu vấn đề tranh luận theo những gì đã chuẩn bị

Sau khi xác định rõ đề tài, đã đến lúc thực hiện nghiên cứu. Cách tốt nhất để bắt tay vào nghiên cứu là đến thư viện và nhờ một vài sụ trợ giúp chuyên nghiệp. Hãy nhờ thêm sự giúp đỡ của càng nhiều nguời càng tốt. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm nhiều quan điểm để sử dụng trong lập luận của mình. Ở truờng, quản thư và giáo viên là những chỗ nhờ cậy tuyệt vời đối với những nhóm tranh luận. Họ có thể giúp học sinh thực hiện nghiên cứu hầu như mọi chủ đề.
Sử dụng internet

Đa số học sinh đều dùng internet để đào sâu tìm hiểu đề tài. Cách hiệu quả nhất thường gập là sử dụng phương tiện dò tìm cơ bản (như Google, Yahoo, hay MSN). Hãy gõ lần lượt từng chữ của đề tài – trường họp ở đâv là “Chó hữu ích hơn mèo”. Sau đó, sẽ có hàng ngàn cơ sở dữ liệu hiện ra chỉ trong vài giây và dù không cần nhiều kinh nghiêm.

Ngoài những website khoa học, bạn vẫn có thể tìm được những trang web theo hướng hữu ích nhất cho mình như các website của công ty Hỗ trợ công ty bán hàng. các tổ chức Thường là phi thưong mại, viện giáo dục Giáo dục,….

Các trang websote thương mại (ví dụ: trạng web trực thuộc một công ty với mục đích bày bán sản phẩm mà bạn đang tìm kiếm) thường rất phiến diện. Những website nhật ký hay blog cũng không phải là loại trang website khả dụng, nhưng nó có thể là phương tiện trung gian tốt để tìm ra các đường dẫn đến cơ sớ dữ liệu thực sự.

Ghi chú đúng cách sẽ giúp bạn nhớ lâu và trình bày rõ ràng hơn

Một kỹ năng quan trọng khác là học cách viết ra mọi dữ liệu tìm được theo một trình tự họp lý. Việc sắp xếp dữ liệu theo thể thức mà bạn sẽ dùng trong buổi tranh luận củng là một kỹ thuật cần học hỏi.

Khi đã có bản ghi chú, bạn điền thông tin càng nhiều càng tốt vào các luận điểm mà bạn đã đã thu thập đuợc ỡể bỏo vệ vò phản biện đối với từng loại. Hãy chuẩn bị những ghi chú của mình cùng với đồng đội để chắc rằng mọi người cùng hướng vào một trọng tâm. Nhưng luôn phải có ghi chú của riêng bạn, và không bao giờ được phụ thuộc vào ghi chú của bất kì ai.

Hãy sử dụng thuật ngữ chuyên ngành để làm tăng tính hùng biện và thuyết phục hơn

Khâu chuẩn bị tiếp theo là phải nắm bắt thuật ngữ chuyên ngành. Mỗi đề tài đều sẽ có những
từ vựng đặc trưng chỉ liên quan trong lĩnh vực đó. Chẳng hạn nh, với đề tài này, bạn có thể phải nghiên cứu các thuật ngữ thú y hoặc liên quan đến chó. Các thuật ngữ dành cho mèo hay vật nuôi khác cũng sẽ hữu dụng không kém.

Khi đang tìm kiếm, hãy chú ý đến sự xuất hiện của những từ này. Sau đó tiếp tục kiểm nghiệm thêm các thuật ngữ mới liên quan và đừng ngại việc phải đào sâu hơn nữa. Tuy nhiên, tránh sử dụng quá nhiều từ chuyên ngành trong suốt bài diễn thuyết. Nếu không kết quả sẽ là không có một ai, kể cả đồng đội, hiểu bạn nói gì!

Học hỏi và tư vấn từ các chuyên gia và chuyên viên

Thêm một cách khác để tìm hiểu về thuật ngữ hoặc thông tin chi tiết của đề tài là liên hệ với một chuyên viên trong lĩnh vực đó. Chẳng hnaj, trường họp chó và mèo, bạn có thể nói chuyện với trạm thú y ở địa phưong. Hoặc tham khảo ý kiến của thầy cô có hiểu biết về vấn đề liên quan.

Tiến hành lập luận

Một khi đã xác định rõ chủ đề và hoàn tất nghiên cứu, đã đến lúc sẵn sàng để lập luận. Có nhiều loại hình diễn thuyết khác nhau để chuẩn bị cho cuộc tranh luận. Loại hình chiếm đa số trước hết được gọi là diễn thuyết xây dựng. Trong thể loại này, bạn sẽ phải nỗ lực đưa ra các tình thế để chống đỡ và chứng minh cho khía cạnh mà bạn đang xây dựng, tạo lập nên bải chính lập luận của mình.

Lập luận trên mọi khía cạnh

Khi đã biết được đề tài, bạn phải chuẩn bị các lập luận sẽ dùng để củng cố cho bài diễn thuyết xây dựng ở cả hai mặt của vấn đề. Một lập luận tốt được cấu thành từ ba phần cơ bản, gọi tắt là “K-L-B” (Khẳng định-Lý luận-Bằng chứng).

Trong buổi tranh luận, bạn cần sử dụng nhiều lập luận khác nhau để minh chứng cho trường hợp mình đưa ra. Điều quan trọng không phải là số lượng lập luận có thể, mà là chất lượng bạn sử dụng được.

Khẳng định:

Sự khẳng định của bạn là lòi tuyên bố chủ chốt hay là điểm nhấn trọng tâm trong lập luận đưa ra. Sự khẳng định là lời hỗ trợ khía cạnh vấn đề được bảo vệ. Một lời khẳng định tốt gần như một câu tuyên bố chắc chắn. Không nên đặt sự khẳng định ở dạng câu hỏi, vì đối phương sẽ chắc chắn đưa ra câu trả lời!

Hãy bắt đầu với sự khẳng định: “Chó hữu ích hơn mèo”. Chỉ đơn giản nói chó hữu ích hơn mèo thì không chứng minh được điều gì. Đó chỉ là một ý kiến và sẽ rất dễ bị phản lại.

Hãy hình dung sự khẳng định như một bức tường. Khi xây một bức tường, điều quan trọng là phải có đủ vật liệu củng cố để tường không bị đổ. Ở đây, lý luận và bằng chứng chính là nguyên vật liệu hỗ trợ vững chắc cho bức tường của bạn. Đối thủ sẽ tấn công bạn bằng những lời bác bỏ và phản tố. Do đó, nếu nắm đủ lý luận và bằng chứng vững chắc, bạn sẽ không sợ có đòn tấn công nào phá vỡ được bức tường của mình.

Lý luận:

Đưa ra một lý luận tốt cho lời khẳng định của mình là bước thứ hai để xây dựng nên một lập luận vững chắc. Lý do nêu ra ở đây là phần nằm sau từ mở đầu “bởi vì”. Bạn cần chuẩn bị một số lý luận chặt chẽ để chứng minh cho giám khảo thấy là bạn đúng. Tham khảo câu dưới đây:

“Chó hữu ích hơn mèo vỉ ta có thể huấn luyện chúng để giúp con người.”

Lý luận này giúp củng cố cho câu khẳng định và định hướng đi tìm bằng chứng. Nhưng bạn vẫn cần giải thích thêm một chút để tạo hiệu quả cho lập luận.
Bàng chứng

Để có được lập luận vững chắc, nhấc thiết phải có bằng chứng thực tế chứ không phải do bạn tự dựng ra. Nếu nói rằng có thể huấn luyện chó để giúp người, bạn cần đưa ra những sự việc có thật chứng minh chó có thể giúp đỡ người. Thế thì, phải tìm bằng chứng bằng cách nào? Bạn có thể đến thư viện, hỏi thăm người xung quanh và tận dụng internet. Nhưng bằng chứng không phải lúc nào cũng đúng trong mọi trường họp. Bạn có thể nói: “Anh tôi có một con chó biết tự đi lấy báo”.

Và họ hoàn toàn có lý. Nếu thêm một chút thông tin nghiên cứu được, bạn có thể nói như sau:

“Hiệp hội Chó dẫn đường Quốc tế (International Guide Dog Federation), với hơn 72 trường trên khắp thế giới, huấn luyện hơn 1000 con chó mỗi năm nhăm giúp đỡ người mù.”

Dẫn chứng lý luận cụ thể sẽ giúp bạn xây dựng thành công cơ sở lập luận hiệu quả. Đối với trường hợp chó giúp người thì khá là dễ dàng. Bạn có thể đề cập đến chó chăn cừu, chó trông nhà, chó đồng hành cùng người khuyết tật và nhiều ví dụ khác.

Ở một số hình thức tranh luận đòi hỏi phải cung cấp rõ nguồn gốc tư liệu, ví dụ như đề mục
báo nào đã sử dụng. Vì thế hãy đảm bảo rằng bạn nắm chắc các nguồn trích dẫn của mình.

Tác động!

Dĩ nhiên, chỉ có lý luận và bằng chứng vững chắc không thôi vẫn chưa đủ. Làm thế nào để giám khảo quan tâm đến các lập luận của mình? Bạn cần phải đưa ra những luận điểm thu hút sự quan tâm và cảm xúc của giám khảo. Việc này có thể hơi khó khăn, nhưng chính nó sẽ tạo ra sự khác biệt giữa một lập luận tốt và một lập luận chiến thắng. Đối với lập luận chó hữu ích hơn mèo, bạn có thể giải bày như sau:

“Những chú chó được huấn luyện để đồng hành cùng người khuyết tật đã giúp họ đóng góp nhiều hơn cho xã hội.”

Khẳng định-Luận cứ hay quan điểm củng cố cho khía cạnh vấn đề bạn bảo vệ. “Chó hữu ích hon mèo.”

Lý luận Đưa ra lý do giải thích “bởi vì…” củng cố cho lý lẽ của bạn. “Chó hữu ích hon mèo bởi vì chó có thể huấn luyện để giúp đỡ con người.”

Trình bày lập luận hiệu quả:

Sau khi bạn đã nắm được các luận điểm chính, giờ đã đến lúc nghĩ về cách trình bày. Hãy chuẩn bị trước một số ý kiến để có thể sẵn sàng làm nên một lập luận hùng hồn áp đảo đối phương.

  • Chọn cách giới thiệu ấn tượng.

Nhiều người tranh luận thường có khởi đầu chẳng mấy suôn sẻ vì họ đã không tính đến việc bắt đầu bài diễn thuyết của mình như thế nào. Bạn nên rút kinh nghiệm và đừng phạm phải lỗi này. Hãy tìm một lời trích dẫn tốt, một con số thống kê có sức thuyết phục, một câu hỏi tu tù (chỉ áp dụng khi bạn có ý định tự trả lời ngay sau đó), hoặc 1 một câu châm ngôn khéo léo để bắt đầu bài diễn thuyết của mình. Nắm rõ về những gì sắp trình bày sẽ khiến bạn thêm sẵn sàng, tự tin và sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý của giám khảo.

Ở phần giới thiệu, bạn cũng nên nói sơ luợc về bài diễn thuyết của mình. Phần tóm lược này nên ngắn gọn, chú trọng vào các quan điểm chính sẽ trình bày và cách thức chúng làm rõ cho khía cạnh bạn bảo vệ. Mục đích là để giám khảo dễ dàng theo dõi khía cạnh tranh luận của bạn hơn. Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các lập luận, bạn sẽ có thể thực hiện phần tóm lược này một cách suôn sẻ, không chút trở ngại.

  • Đưa ra kết luận hùng hồn

Đây là một trong những phần quyết định quan trọng không kém. Vì đó sẽ là lời cuối cùng bạn gởi đến giám khảo, hãy làm sao cho chúng trở nên thật ấn tượng. Như thủ tướng nổi tiếng Winston Churchill đã từng nói: “Người ta không hề nhớ bài diễn thuyết của bạn như thế nào. Cái họ nhớ chỉ là các câu từ”. Do vậy, hãy tâm niệm rằng một câu kết cuối đầy sức thuyết phục sẽ tăng cao khá năng mang lại tấm vé chiến thắng cho bạn.

Chuẩn bị cho phần phản biện chắc chắn và hiệu quả 

Trước buổi tranh luận, chỉ có lập luận thôi là chưa đủ, bạn cũng cần phải chuẩn bị cả phần phản biện. Phản biện có nghĩa là phản đối một lập luận. Bạn phải sẵn sàng phản biện lại tất cả các luận điệu đối phương có thể đưa ra. Vì bất kỳ luận điểm nào không bị phản biện hay bác bỏ đều sẽ được mặc định là bạn đã chấp nhận luận điểm đó có hiệu lực.

Sau khi đối phuơng dựng nên bức tuờng khẳng định, việc tiếp theo của bạn là phải đưa ra các phản tố và lời khẳng định nguợc lại để phá vỡ bức tuờng đó. Khi tìm hiểu nghiên cứu về đề tài, cố gắng suy nghĩ đến các luận điểm chính sẽ đuợc đưa ra và làm thế nào để phản biện lại, hay phá vỡ chúng. Muốn làm đuợc điều này, hãy sử dụng phuơng pháp phản biện bốn buớc.

Bước 1: nhận diện vấn đề phản biện:

Bạn có thể phản pháo lại luận điểm của đối thủ bằng những lời phản biện đã được chuẩn bị sẵn. Từ “phản biện” có nghĩa là chứng minh điều gì đó không đúng. Lời phản biện thường được dùng để xem xét ngắn gọn lại các quan điểm chính của bài diễn văn trước đó và giải thích khía cạnh bạn bảo vệ bằng lập luận thuyết phục hơn.

Lời phản biện giúp bạn giải thích với giám khảo lý do vì sao đối phuơng sai và bạn đúng. So với mặt đối lập của vấn đề “Chó hữu ích hơn mèo”, bạn đã khẳng định với giám khảo rằng: “Chó KHÔNG hữu ích hơn mèo”. Bạn phải hạ gục lập luận của đối phuơng và trình bày đơn giản, rõ ràng lý do vì sao lập luận của bạn đúng hơn.

Bước 2: vận dụng lập luận “Nhưng…”

Bước tiếp theo trong phần tranh luận là đưa ra lời khẳng định ngược lại. Nghĩa là hiện giờ bạn đang đề xuất một khẳng định mới vững chắc hơn. Vì câu này trái ngược với quan điểm của đối phương, nên sẽ thường bắt đầu bằng từ “Nhưng”. Chẳng hạn: “Nhưng chúng tôi không đồng ý, thực ra, mèo hữu ích hơn chó”.

Bưức 3: vận dụng lập luận “Bởi vì…”

Bây giờ bạn phải đưa ra được lý luận và bằng chứng cụ thể. Nếu không có thông tin xác thực, thì những gì bạn vừa nói về cơ bản chi là một ý kiến cá nhân. Càng củng cố vững chắc khía cạnh mình bảo vệ, bạn sẽ càng đến gần với mục tiêu tranh luận hơn. Do câu này cần đưa ra bằng chứng, nên sẽ thường dùng từ “bởi vì”.

Chẳng hạn: “Đó Ịà vì mèo cũng là người bợn đồng hành hữu ích, hay thậm chí là tốt hơn cả chó. Chúng sạch sẽ và độc lập hơn. Mèo còn có khà năng tự làm sạch lông. Chi cần huấn luyện một chút, mèo cũng có thể biết sử dụng đỉa ăn”.

Bước 4: Khẳng định

Cuối cùng, đến phần kết luận. So sánh quan điếm của bạn với luận điểm mà bạn đang phần biện. Chứng minh rằng quan điểm của bạn có tầm quan trọng hơn luận điểm của đối phương. Đồng thời lồng vào tác động của lập luận vừa đưa ra. Đây là lúc nói về tính hợp lý trong lập luận, nên sẽ mở đầu bằng từ”vì thế”.

Chẳng hạn: “Vì thế, nếu chó có thế làm bạn đồng hành hữu ích và được huấn luyện để thi hành nhiệm vụ thì mèo cũng là người bạn đồng hành hữu ích và không phải mất nhiều thời gian huấn
luyện như chó.”

Thực hiện phương pháp phản biện bốn bước sẽ giúp bạn bác bỏ lập luận của đối phương một cách hiệu quả. Trong quá trình nghiên cứu, hãy nghĩ đến các chủ đề cần phải phần bác rồi sau đó, bắt đầu đưa ra phần bác bỏ bốn bước.

Phương pháp phản biện bốn bước có thể được áp dụng cả trong đời sống thực tế, chứ không hẳn chỉ gói gọn trong tranh luận. Khi nghĩ đến đa số các lập luận phải đối mặt, nếu có thể dừng lại một chút, chú ý lắng nghe và bác bỏ từng luận điệu, thì bạn thấy mình có khả năng giải quyết được bao nhiêu trong số đó? Hãy cẩn thận lắng nghe lời khẳng định của người khác. Học cách tìm ra các thiếu sót và chỉ ra những điểm yếu. Việc phản bác một cách có hệ thống sẽ giúp bạn dễ dàng giành phần thắng ở hầu hết các cuộc tranh luận .

Thậm chí bạn có thể thực tập phương pháp bốn bước này khi tranh luận với gia đình và làm cho cả nhà kinh ngạc với kỹ năng lập luận, phản biện của mình. Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng, mẹ luôn là người có thể phản đối lập luận của bạn chỉ bằng một câu đơn giản: “Lý do là vì mẹ là mẹ của con!” . Chao ôi! Không có cách bác bỏ hiệu quả nào đối với lời nói này!

Nhiều người nghĩ rằng phương pháp phản biện bốn bước chỉ dành cho những ai đã có kinh nghiệm, nên cố gắng hết mức có thể để tránh không dùng nó khi tranh luận. Từ đó dẫn đến việc thử áp dụng nhiều cách giải thích phức tạp khác nhau, và đến cuối lại làm cho giám khảo càng thêm khó hiểu.

Thực tế, những người tranh luận có kinh nghiệm dù là ở trình độ nào (từ trường lớp phổ thông cho đến đại học) đều sử dụng phương pháp bốn bước này. Ngoài ra, sử dụng phương pháp này đúng theo công thức hay trình tự quy định sẽ giúp giám khảo nhận biết được chính xác khi nào bạn bắt đầu bác bỏ lập luận đối phương

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.