Thuyết minh Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh

thuyet-minh-nha-hat-lon-thanh-pho-ho-chi-minh

Thuyết minh Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh

  • Mở bài:

Được người Pháp chú trọng xây dựng, Thành phố Hồ Chí Minh là vùng đất sở hữu những công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp. Một trong những công trình ấn tượng ấy chính là Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc ngay trung tâm. Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát Lớn Hà Nội – cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy.

  • Thân bài:

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố, tên chính thức là Nhà hát Giao hưởng – Nhạc, Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh), còn được biết đến với cái tên Saigon Opera House.

Nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức các sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm tham quan của thành phố này.

Với mục đích xây dựng một công trình biểu diễn nghệ thuật để giải trí cho lính viễn chinh Pháp tại Sài Gòn, Chính quyền Pháp đã quyết định Nhà hát lớn Sài Gòn. Năm 1898, công trình được khởi công và đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì khánh thành.

Nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai. Tác giả của tòa kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret xây dựng năm 1900 theo lối kiến trúc “flamboyant” của thời Đệ tam Cộng hòa Pháp.

Chính giữa mặt tiền là một vòm cung lớn. Tầng 1 trở nên nổi bậc bởi có hai tượng nữ thần nghệ thuật đỡ cột theo phong cách erechtheion athens Hy Lạp.

Phía dưới vòm cong trên mặt tiền là bức bích hoạ vẽ 5 vị nữ thần trên nền gạch men ốp mặt tiền, vị trí trung tâm trang trí họa tiết có hình dáng như 1 ngôi đền ở giữa là họa tiết nữ thần, dây hoa và bên dưới là dòng chữ “Nhà Hát Thành Phố” thay thế cho dòng chữ nguyên bản “Théatre Municipal” từ thời Pháp.

Trên đỉnh vòm cung là họa tiết 2 thiên thần ngồi bên cạnh nhau ở giữa là cây đàn Lyre đặc trưng của thần thoại Hy Lạp, bên dưới là 1 cartouche mà theo nguyên thuỷ có chạm 2 chữ “RF” (viết tắt của Republique Francaises) và bên dưới là đầu thần Pan vị thần của âm nhạc đồng quê.

Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp. Tất cả các bố cục điêu khắc và trang trí mặt tiền đó tổng thể hình thành nên trường phái “flamboyant” thịnh hành ở Pháp lúc đó trên nền kiến trúc Baroque, chính vì vậy nhà hát Saigon có một kiến trúc khác biệt so với những nhà hát Tây còn lại khắp xứ Đông Dương.

Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp qua.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến về thiết kế mặt tiền nhà hát được trang trí nhiều phù điêu và tượng đắp nữ thần nghệ thuật nổi bị cho là khá rườm rà và rối rắm. Vì vậy vào năm 1943, một số chi tiết trang trí này đã bị dỡ bỏ nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Đến sau 1975, tất cả những trang trí và phù điêu nguyên bản đã được phục chế.

Từ năm 1988 đến năm 2007, công trình được tùng tu nhiều lần ở nhiều hạng mục khác nhau. Dù dã cố gắng trả công trình về đứng với kiến trúc nguyên thủy ban đầu nhưng dễ nhận thấy những họa tiết hiện tại không hoàn toàn giống và thể hiện đúng ý nghĩa, tinh thần của nhà hát khi so sánh với hình ảnh trước kia của công trình.

  • Kết bài:

Có thể thấy, Nhà hát lớn Thành Phố Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, là chứng nhân cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc và quá trình xây dựng phát triển của thành phố. Ngày nay, Nhà hát là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.