cach-xu-li-tinh-huong-bi-chen-ngang-hay-lam-gian-doan-khi-thuyet-trinh-truoc-dam-dong

Cách xử lí tình huống bị chen ngang hay làm gián đoạn khi thuyết trình trước đám đông

Cách xử lí tình huống bị chen ngang hay làm gián đoạn khi thuyết trình trước đám đông

Hầu hết thính giả đều sẽ lịch sự vui vẻ lắng nghe bạn. Nếu bạn truyền được cảm hứng và lòng nhiệt tình, họ sẽ càng chăm chú lắng nghe. Nhưng nếu có ai đó cố tình ngắt lời, bạn sẽ phản ứng thế nào?

Nếu sự cố xẩy ra là do lỗi kĩ thuật, điều đó bạn chớ bận tâm nhiều mà hãy giữ vũng tinh thần tập trung cho bài thuyết trình.

Đôi khi cũng có những việc không mong muốn diễn ra như bị cúp điện, phương tiện trực quan gặp trục trặc, hoặc ghi chú đột nhiên biến mất. Nhưng dù đó là việc gì đi nữa thì nó đều có khả năng làm hỏng buổi thuyết trình của bạn. Tuy nhiên, nếu đã nắm rõ đề tài và có sự diễn tập tốt từ trước, bạn hoàn toàn có thể vượt qua được hầu hết những tình huống xui xẻo kể trên.

Đầu tiên, hãy xác nhận lại sự cố xảy ra. Xin lỗi ngắn gọn nếu cần thiết, sau đó vẫn tiếp tục. Thậm chí bạn có thể bỏ qua bài diễn văn đã chuẩn bị mà chỉ trình bày cho thính giả biết những gì mà bạn muốn truyền đạt tới họ.

Đừng cố gắng đổ lỗi cho việc bị mất hoặc hỏng phưcmg tiện trực quan mà hãy tạm quên chúng đi. Ngừng suy nghĩ về những gì đã dự định làm, đánh giá lại tình hình, và cố làm hết những gì có thể trong khả năng của mình. Hãy nhớ, thính giả không biết bạn đã chuẩn bị những gì mà họ chỉ quan tâm tới những gì bạn sắp nói. Đừng cho họ biết về những việc bạn định làm nhưng không thành công. Mà thay vào đó, hãy làm cho họ ngạc nhiên với kiến thức và khả năng ứng phó của mình.

Nếu sự cố gây ra bởi con người, bạn phải xử lí thật khéo léo, tránh làm mất lòng họ, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trước khán giả.

Việc gì cũng có thể xử lí được nếu bạn không hoảng loạn. Bạn đã nắm rõ về đề tài của mình nên hãy cứ bình tĩnh mà ứng phó. Nếu đó là một câu hồi yêu cầu giải đáp ngay thì hãy từ tốn giải thích rõ ràng. Nhưng nếu cảm thấy câu hỏi không thật liên quan, chưa cần thiết thì hãy lịch sự nói: “Tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong ít phút nữa”. Trường hợp nếu bạn không biết câu trả lời, hoặc chưa thể trả lời cũng hãy tỏ ra lịch thiệp: “Đó là một câu hỏi hay. Tôi sẽ nghiên cứu lại và giải đáp câu hỏi của bạn sau. Chúng ta có thể bàn luận về vấn đề này sau buổi thuyết trình được không?”

Nếu bị ngắt lời một cách thô lỗ, bạn cũng đừng bối rối. Hãy lịch sự yêu cầu người đó chờ và nói chuyện với bạn sau buổi thuyết trình. Còn nếu ai đó thực sự thô lỗ hoặc gây cản trở, bạn có thể yêu cầu họ rời đi.

Nếu bài thuyết trình bị dừng vì một sự cố không mong muốn như ai đó đổ bệnh, chuông báo diễn tập chứa cháy, hay ghế bất ngờ đổ, bạn cần phải giữ vững tâm trạng. Hãy bình tĩnh giải quyết vấn đề xảy ra, sau đó bắt đầu lại từ chỗ mà bạn đang nói dở. Nếu được, bạn có thể trấn an mọi người như: “Các bạn không thấy phiền vì điều này chứ?” hay “Cám ơn các sự hợp tác của các bạn trong lúc tôi giải quyết sự việc.” Hãy làm cho khán giả cảm thấy bạn đang rất quan tâm đến cảm giác của họ.

Một khi đã hoàn tất, hãy chiêm nghiệm lại bài thuyết trình của mình. Viết ra những gì bạn thấy mình đã làm tốt và những gì cần phải cải thiện. Lần tới bạn có thể dựa vào đó để củng cố thêm điểm mạnh cho bản thân. Và nhớ, dành ra chút thời gian để ăn mừng cho việc: Hoàn thành xuất sắc toàn bộ bài thuyết trình!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang