Mở đầu bài thơ Vội Vàng Xuân Diệu đã thể hiện cái tôi của mình qua khổ thơ:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”.
Và kết thúc bài thơ Xuân Diệu lại thể hiện bằng cái ta :
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
(Trích “Vội vàng” của Xuân Diệu – Sgk Ngữ văn 11, nhà xuất bản giáo dục).
Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai đoạn thơ, từ đó làm nổi bật tình yêu cuộc sống thiết tha, cuồng nhiệt của nhà thơ.
Hướng dẫn làm bài:
1. Phân tích 2 đoạn thơ để làm rõ nhân vật trữ tình:
* Đoạn thơ đầu:
– Đoạn thơ đầu tiên diễn tả những ý tưởng của nhân vật “tôi” trữ tình: tắt nắng và buộc gió, như thể đoạt quyền của tạo hoá; muốn níu giữ lại hương sấc của Mùa xuân → Ước muốn có phần táo bạo…
– Cuộc sống trong mắt Xuân Diệu chính là một thế giới đầy màu sắc và hương thơm, vì vậy ngọn nguồn của những mơ ước phi thường ấy xuất phát chính từ tình yêu cuộc sống tha thiết, cháy bỏng của nhà thơ.
* Đoạn thơ cuối:
– Từ cái “tôi” tác giả chuyển sang cái “ta”, như muốn đối diện với toàn bộ sự sống trên trần gian, đối tượng cần tận hưởng:
– Nhà thơ muôn ôm ghì, riết chặt cuộc sống trong vòng tay của mình vì sợ mất nó.
– Nhà thơ muốn tận hưởng cuộc sống đó ở những cảm giác cuồng nhiệt, mãnh liệt nhất:
+ Từ “ôm” đến “riết”, đến “say”, đến “thâu”, đến “cắn”…
+ Từ rất nhiều sự vật, hiện tượng của cuộc sống: “mây đưa”, “gió lượn”, “cánh bướm”, “tình yêu”, “cái hôn”, “non nước”, “cây, cỏ”, “mùi thơm”, “ánh sáng”, “thanh sắc”, “xuân hồng”…
+ Và rất nhiều cảm giác: “chuếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê”,…
+ Diện tận hưởng rất rộng mà cường độ tận hưởng lại rất cao, rõ nhất là trong câu thơ cuối ” – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”. Chưa bao giờ trong văn chương lại có một tiếng nói thơ ca mới mẻ và táo bạo đến thế.
– Tất cả những điều nói trên đã được thi nhân bộc lộ bằng một tiếng nói thơ đặc sắc, mang tính nghệ thuật cao. Đúng là sự bùng nổ của “cái tôi – cảm xúc” đã kéo theo sự bùng nổ về nghệ thuật thơ, đem đến những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu ở đoạn thơ này:
+ Dùng nhiều động từ chỉ hành động và cảm giác mạnh: ôm, riết, say, thâu….
+ Sử dụng nhiều điệp từ: “Ta”, “và”, “cho”… khiến câu thơ thêm dồn dập, cảm xúc thơ dâng trào, và con người thơ vội vàng, cuồng nhiệt…
→ Đoạn thơ thể hiện những nét tiêu biểu, sinh động nhất hồn thơ Xuan Diệu: đắm say, cuồng nhiệt với cuộc đời.
2. Mối quan hệ giữa cái tôi và cái ta qua hai đoạn thơ để làm nổi bật tình yêu cuộc sống thiết tha của nhà thơ.
* Tình yêu cuộc sống tha thiết, cuồng nhiệt của nhà thơ thể hiện:
– Qua khát vọng phi thường:
+ Nắng và “gió” vốn là những hiện tượng của thiên nhiên và có những quy luật riêng mà con người không thể thay đổi được.
+ Cuộc sống trong mắt Xuân Diệu chính là một thế giới đầy màu sắc và hương thơm, vì vậy ngọn nguồn của những mơ ước phi thường ấy xuất phát chính từ tình yêu cuộc sống tha thiết, cháy bỏng của nhà thơ..
– Qua bức tranh rực rỡ sắc màu:
+ Với cặp mắt “xanh non”, cặp mắt “biếc rờn”, Xuân Diệu đã nhìn cuộc sống như một thế giới thật nên thơ, thật đáng yêu, đáng sống, đáng say, đáng đắm mình trong đó.
+ Tất cả những cảnh vật rất đỗi bình dị, thân quen của cuộc sống đời thường như sống động, như rạo rực, đắm say dưới ngòi bút của Xuân Diệu bởi chúng đã được tắm trong một tình yêu nồng nàn, chếnh choáng men say từ trái tim thi sĩ, và bởi thế nên giữa chúng cũng tràn ngập yêu thương, cũng quấn quýt lấy nhau như một bản hợp xướng hài hòa của màu sắc, thanh âm và ánh sáng.
+ Biện pháp lặp cấu trúc tạo âm hưởng dập dồn, say đắm, gấp gáp như muốn cùng chạy đua cùng thời gian và cuộc sống.
+ Nhà thơ yêu cuộc sống, đắm say với cái đẹp là thế nhưng đó là một niềm vui không trọn vẹn…