Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng)
- Mở bài:
Phạm Văn Đồng (1906 -2000) không chỉ thành công ở con đường chính trị, ngoại giao mà còn thể hiện tài năng trong sự nghiệp giáo dục và lí luận văn hóa. Mặc dù bận rộn trăm công nghìn việc, ông vẫn dành thời gian tìm hiều về nhà văn, nhà thơ lớn của Việt Nam như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Nguyễn Đình Chiểu. Đặc biệt trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, người đọc không chỉ nhận thực được về tầm quan trọng, to lớn trong thơ Nguyễn Đình Chiểu mà khẳng định đây là áng văn nghị luận mẫu mực.
- Thân bài:
Viết tháng 7/1963 nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Cụ Đồ Chiểu. Đây cũng là thời điểm phong trào đấu tranh của nhân dân Bến Tre nói riêng, nhân dân miền Nam nói chung đang nỗi lên mạnh mẽ chống lại sự can thiệp sâu hơn vào miền Nam của đế quốc Mỹ.
Bài viết có ý nghĩa định hướng và điều chỉnh cách nhìn, cảm nhận về Nguyễn Đình Chiểu; đánh giá đúng vẻ đẹp trong thơ văn của Cụ Đồ Chiểu cũng như khôi phục giá trị đích thực của tác phẩm “Lục Vân Tiên”. Bài viết còn khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi của nhân dân trong hoàn cảnh lịch sử lúc đó.
Bàng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ, tác giả Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít của những tác phẩm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của tổ quốc lúc bấy giờ. Đồng thời tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu một người trọn đời dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu cho dân. cho nước.
Trước hết, khi nghị luận một vấn đề gì đó, người nghị luận phải xác định được mục đích, yêu cầu nghị luận. Phạm Văn Đồng viết tác phẩm trong quy luật đó. Theo tác giả, nghị luận nhằm đánh giá về cuộc đời thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Đây là bài nghị luận về tác giả và sự nghiệp văn chương của tác giả vì vậy muốn nghị luận tốt, người viết cần đọc sâu, tìm tòi, nghiên cứu.
Xác định được mục đích, yêu cầu nghị luận, tác giả đã chung phương thức lập luận. Để khẳng định đây là áng văn nghị luận mẫu mực phải kể đến cách chọn lựa nhan đề “Nguyễn đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”. Đây được xem như một luận đề vừa bao quát, gợi hình ảnh khẳng định.
Tiếp theo cách đặt nhan đề là cách sắp xếp bài viết. Nhan đề ở đây là một cụm danh từ thể hiện rõ nội dung cần phân tích. Ngoài những câu mở đầu và kết luận, bài văn chia thành ba phần chính: phần nói về cuộc đời và quan niệm của văn chương Nguyễn Đình Chiểu hay thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cuối cùng là truyện Lục Vân Tiên. Cách xây dựng và đặt luận điểm trong bài viết rất độc đáo, theo trật tự thời gian. Cách nêu vấn đê độc đáo; hình ảnh, ngôn từ chân thật trong sáng, giàu sức biểu cảm; giọng văn hùng hồn, giàu sức thuyết phục.
Ngoài ra đề làm rõ phần mở đầu Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng mà đó là ngôi sao khác thường, có ánh sáng bầu trời hàng ngàn ngôi sao. Tác giả đã đi vào ba luận điểm chính.
+ Luận điểm 1: Cuộc đời và quan niệm văn chương của nguyễn đình chiểu.
+ Luận điểm 2: Văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu và cuối cùng đến luận điểm 3
+ Luận điểm 3: Truyện Lục Vân Tiên.
Sáng tác thơ văn cùa Nguyễn Dinh Chiểu là tấm gương phản chiếu phong trào chống thực dân Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ. Dẫn chứng với hai tác phẩm tiêu biểu là: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” và “Xúc cảnh”. Đó là vũ khí chiến đấu chống bọn xâm lược. Truyện thơ Nôm “Lục Vân Tiên” là tác phẩm lớn, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân – nhất là ở miền Nam. Đây là bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những dạo đức đáng quý ở đời.
Tùy theo mức độ, vai trò, tầm quan trọng mà mỗi luận điểm được tác giả chọn chỗ đứng thích hợp cho bài nghị luận và cách viết kĩ càng hay sơ qua. Điều này ta thấy rõ nhất qua sự so sánh giữa hai luận điểm: văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu và Truyện “Lục Vân Tiên”.
Tuy nhiên, cả ba luận điểm này cùng hướng vào luận đề làm rõ Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng có ánh sáng khác thường, càng nhìn càng thấy sáng. Chính điều này khiến bài nghị luận này chặt chẽ, logic, nhất quán thống nhất.
Tính chất mẫu mực của áng văn nghị luận này còn thể hiện qua luận cứ chọn dẫn chứng. Có thể khẳng định luận cứ, dẫn chứng chính xác, logic, thuyết phục là để chứng minh cho luận điểm: cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là một. Vì đạo đức, vì chính nghĩa nên quan niệm trong sáng tác của ông luôn thể hiện điều đó. Tác giả chọn câu chữ Hán:
“Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả”
Hay:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
(Than đạo – Nguyễn Đình Chiểu)
Hay để chứng minh cho thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu tái hiện cả thời đại lịch sử bi tráng hào hùng, tác giả đã chọn dẫn chứng và phân tích kĩ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và còn so sánh với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Để cuối cùng đi đến kết luận là áng văn thơ ca ngợi những người chiến sĩ thất thê nhưng vẫn hiên ngang.
Ở luận điểm thứ ba khi nói về tác phẩm Lục Vân Tiên để chứng minh cho nội dung truyện Lục Vân Tiên đề cao đạo đức, tác giả đã dấu câu chữ Hán của Nguyễn Đình Chiểu: “Trượng phu có chí ngang tàng”. Hay khi nêu tên các nhân vật Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga, Tiểu Đồng… Những luận cứ được tác giả chọn lựa rất chính xác, cần thiết, gắn bó với vấn đề nêu ra. Làm nên sự mẫu mực của áng văn nghị luận này đó là những đoạn văn câu văn, từ ngữ, hình ảnh đặc biệt là cái tôi của tác giả hiện rõ lên rõ nét.
Đọc tác phẩm, chắc hẳn chúng ta không thể quên được những đoạn văn, câu văn đầy hình ảnh: “Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả, thật là sinh động và não nùng…” những hòn ngọc rất đẹp “Có lẽ dưới suối vàng (…) hả dạ”… “những vì sao có ánh sáng khác thường”. Những câu văn hay như chiếc chìa khóa để mở ra cái hay, cái đẹp của áng văn chương.
Tác giả không viết về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu bằng giọng điệu “khách quan” khô khan của người ngoài cuộc. Ngược lại trong bài viết của mình, Phạm Văn Đồng đã phát huy trí tưởng tượng và cảm xúc để đắm mình trong bầu không khí của những tháng năm gian khổ hào hùng.
Tác giả không viết về Nguyễn Đình Chiểu với nỗi tiếc thương của người hoài cổ. Tác giả luôn nhìn người xưa từ hôm nay. Chính vì thế mà con người đang sống hết mình giữa trung tâm của cuộc chiến đấu hào hùng tất thắng chống đế quốc xâm lược lại có điều kiện để thông cảm hơn với một con người cũng đang sống hết mình trong công cuộc chống thực dân oanh liệt mà đau thương ở thuở ban đầu, đồng thời thấu hiểu những giá trị của văn thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Từ đó, tác giả đi đến khẳng định Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng nêu cao tác dụng của văn học và nêu cao sứ mệnh của nhà văn.
Phạm Văn Đồng đã kết hợp giữa quá khứ và hiện tại, thể hiện tấm lòng cảm thông, trân trọng với những giá trị văn hóa của người xưa. Tác giả viết: “Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ”.
Câu văn đầy ý nhĩa không chỉ nói đến những người nghĩa sĩ anh dũng hi sinh của ngày xưa mà cả người lính anh hùng của hôm nay. Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước, với nhân dân, Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh Tổ Quốc lúc bấy giờ và với cả thời đại hôm nay. Tác phẩm lôi cuốn hấp dẫn người đọc bởi cách nghị luận xác đáng chặt chẽ, vừa xúc động, thiết tha với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ từ đặc sắc, giàu sức biểu cảm; giọng văn hùng hồn, giàu sức thuyết phục.
Nội dung và hình thức là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau trong mỗi bài viết hay tác phẩm văn học. Đánh giá một tác phẩm không chỉ chú ý đến nội dung mà còn quan tâm đến hình thức. “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” là bài nghị luận đạt chuẩn mực cả về hình thức và nội dung.
Tác phẩm thể hiện cách nhìn nhận đánh giá đúng đắn, sâu sắc, mới mẻ của Phạm Văn Đồng về con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Bài văn còn thể hiện nhiệt huyết của Phạm Văn Đồng – một con người gắn với Tổ quốc, nhân dân; biết kết họp hài hoà giữa sự trân trọng những giá trị văn hoá truyền thông với những vấn đề trọng đại đang đặt ra cho thời đại của mình. Đồng thời, qua tác phẩm còn cho thấy nét đặc sắc trong quan niệm về văn chương và trong nghệ thuật nghị luận của Phạm Văn Đồng.
- Kết bài:
Bài viết đã thể hiện nhận thức đánh giá cao về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông. Bài viết thể hiện sự mẫu mực về thể loại văn nghị luận. Tác phẩm khẳng định sự đóng góp của Phạm Văn Đồng đối với nền văn nghệ dân tộc. Cùng với Tố Hữu và một số nhà thơ khác, Phạm Văn Đồng đã thể hiện tình cảm ngợi ca đối với Nguyễn Đình Chiểu, đối với giá trị văn hóa của dân tộc.