»» Nội dung bài viết:
Nghị luận về thói quen xấu và thói quen tốt
- Mở bài:
Thói quen tốt và thói quen xấu llà hai biểu hiện của thói quen có ở mỗi con người. Thói quen tốt dẫn ta đến thành công. Thói quen xấu đưa ta đến thất bại. Không có gì tồi tệ và đáng buồn hơn những thói quen xấu có ở con người. Không những nó làm cho ta ngày càng xấu đi, ngăn cản ta đi đến thành công mà còn dẫn ta đến những sai lầm không đáng có. Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp.
- Thân bài:
Thói quen xấu là gì?
Thói quen xấu là những thói quen xấu xí của con người như hành vi thiếu văn hóa, thiếu lịch, thói lười biếng, trì hoãn,… có tác động tiêu cực đến thân thể (sức khẻo), tinh thần (lo lắng, thiếu tự tin,…) và nhân cách của con người. Thói quen xấu hình thành dựa trên cách sống, lối sống của con người.
Một vài thói hư tật xấu có ở con người mà chúng ta vẫn thường thấy như lòng đố kị, thói ích kỉ, tật lười biếng, sống dựa dẫm, nói xấu sau lưng người khác, ăn cắp vặt, phá hoại tài sản của người khác, sự vô cảm,….Trong đó, căn bệnh vô cảm của con người là thói hư tật xấu đáng sợ nhất. Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho thói xấu tồi tệ nhất, sự vô cảm của con người.
Thói quen tốt là gì?
Thói quen tốt là những thói quen có tác động tốt đối với con người như: tự giác làm việc, giữ gìn vệ sinh, lối sống trong sạch, lành mạnh,…. Thói quen tốt được hình thành dựa trên ý thức tự giác rèn luyện và tính kỷ luật của con người.
Lợi ích của thói quen tốt.
Thói quen tốt là chìa khóa đưa ta đến thành công. Trước khi có thể trở nên tài giỏi ở một lĩnh vực thì ta phải có nhân cách tốt. Một người vô văn hóa, thiếu đạo đức không thể trở thành người tài giỏi. Và ta phải rèn luyện nhân cách của mình từ những thói quen hằng ngày. Thất bại chỉ là thành công tạm thời bị trì hoãn, chừng nào lòng can đảm còn tôi luyện cho khát vọng. Có thói quen tốt và lập trường kiên định chính là sức mạnh giúp bạn chiến thắng thói quen xấu.
Tác hại của thói quen xấu.
Thói quen xấu là ngọn nguồn của mọi sai lầm. Nó ban đầu chỉ là sợi chỉ mỏng manh nhưng sau đó là sợi dây xích chắn chắn trói buộc cuộc đời ta. Thói quen xấu thường được biểu hiện rõ ràng, từ những việc làm xấu nhỏ nhất như xưng hô thiếu lịch sự, thiếu ý thức học tập,…. cho đến những việc lớn như trộm cắp hay hút chích. Những thói quen ấy rất khó bỏ, ảnh hưởng xấu đến tương lai và nhân cách ta sau này. Những thói xấu ấy nên được thay thế bằng những thói quen tốt. Hãy bắt đầu bằng việc tự giác học tập, làm việc nhà, tập thể dục vào mỗi sáng…. Chúng không những cải thiện tính cách của ta mà còn cho ta nhiều lợi ích khác.
Thói quen xấu là cái hang rất sâu, đi xuống thì dẽ, đi len thì rất khó. Con người vốn lười biếng và ưu sự dễ dãi nên rất dễ mắc phải thói quen xấu. Việc hình thành thói quen xấu thường diễn ra rất nhanh còn quá trình khắc phục và từ bỏ được nó lại rất lâu dài. Nó không những khiến con người lãng phí thời gian, tiền bạc, sức khỏe mà còn làm mất đi tinh thần cầu tiến, lối sống trong sạch, vững mạnh, dần đánh mất nhân cách, nhân phẩm, thậm chí là làm những việc sai trái.
- Hãy trình bày những thói quen tốt và những thói quen xấu của học sinh
- Suy nghĩ về thói lười biếng qua câu nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” (Lỗ Tấn)
- Nghị luận: “Những thói xấu ban đầu chỉ là khách qua đường, sau trở thành người bạn ở chung nhà và cuối cùng biến thành ông chủ nhà khó tính”
Nguyên nhân hình thành thói quen xấu.
Nguyên nhân khiến ta có nhiều thói quen xấu hơn thói quen tốt là vì điều xấu có sức cám dỗ mãnh liệt, khó kìm hãm. Chúng thường nghe rất thú vị và hấp dẫn, nhưng lại mang đến hậu quả nặng nề, thậm chí là đánh đổi lấy mạng sống của chính ta. Tất cả hành động của con người bắt nguồn từ một hoặc nhiều lý do trong những lý do sau: tình cờ, bản tính, bắt ép, thói quen, lý trí, đam mê, và dục vọng.
Hiện nay, mỗi khi ra đường, ta có thể nghe được những lời chửi rủa văng tục ở mọi nơi, ngay cả những nơi mà chúng không nên xuất hiện, điển hình là trường học. Chính những điều nãy đã khiến ta đánh mất nét đẹp văn hóa, thanh lịch trong giao tiếp, ứng xử hằng ngày.
Ngoài những thói quen xấu trong giao tiếp, ta cũng thấy những bài viết về nạn trộm cắp đầy rẫy trên những trang báo, mạng xã hội,… Những vụ trộm cắp ấy xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng nổi bật lại là ở những học sinh cấp 2, cấp 3. Thông thường, nguyên nhân là để thỏa mãn như cầu cá nhân. Họ không được giáo dục, rèn luyện đến nơi đến chốn, thiếu ý thức, để rồi tự hủy hoại nhân cách của mình bằng những hành vi ấy. Tương lai của ta lại bị hủy hoại bởi chính bàn tay của mình trong chớp mắt.
Giáo dục nhân cách, nhân phẩm con người từ nhà trường, gia đình chưa sâu sắc, xã hội thiếu nghiêm khắc, buông lỏng đạo đức khiến thói quen xấu ở con người có điều kiện bột phát. Việc xấu nhiều, cuộc sống vật chất dễ dãi mang tính thụ hưởng là mảnh đất màu mở để thói quen xấu sinh xôi, nảy nở.
Bài học nhận thức:
Những thói quen ta hình thành trong thời thơ ấu không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt. Thói quen tốt sẽ đưa ta đến thành công. Thói quen xấu lại lôi kéo ta vào tương lai mịt mù, đầy tăm tối. Hãy giữ lấy sự tỉnh táo, bình tĩnh và kiên nhẫn chống lại cái xấu, đưa xã hội loài người bước về phía trước, hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn. Để thay đổi thói quen, không còn cách nào tốt hơn là hãy lập một quyết định lý trí, rồi thực hiện hành vi mới một cách quyết liệt.
- Kết bài:
Trong cuộc sống ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng những phẩm chất của người thành công không tự nhiên mà có. Nó phải được rèn luyện qua một quá trình, từ những thói quen hàng ngày của con người. Ngạn ngữ có câu: “Gieo thói quen, gặt tính cách“. Thói quen tốt và thói quen xấu luôn có sẵn trong mỗi chúng ta. Để có được những phẩm chất tốt, chúng ta phải bắt đầu từ những thói quen tốt. Đó là lí do của bài học hôm nay: Rèn luyện thói quen tốt.
* Danh ngôn về thói quen xấu.
- Thói quen xấu là cái giường êm ái, quá dễ để ngả lưng, quá khó để bật dậy.
- Thói quen xấu là nút thắt dây thừng. Một khi đã thắt chặt, rất khó để gỡ ra.
- Thói quen xấu giống như những cái cây, càng lớn thì rễ nó càng bám sâu xuống đất và khó nhổ đi
- Thói quen xấu là mật ngọt, mà mật ngọt thì chết ruồi.
- Thói quen xấu là quả bom hẹn giờ, với tiếng tíc tắc là âm thanh êm ái, nhưng chỉ cho tới khi nó nổ tung với những hậu quả khôn lường.
- Thói quen xấu là một cái hang rất sâu, mà đi xuống thì bao giờ cũng dễ hơn là trèo lên.
- Thói quen xấu giống như cỏ dại, cản trở sự tăng trưởng của khu vườn thói quen tốt trong tâm trí bạn.
- Thói quen xấu giống một bãi biển đẹp với những con sóng thơ mộng, nhưng càng bước ra xa, thì càng nguy hiểm, và bạn có thể sẽ không quay trở lại.