on-tap-van-bieu-cam-ngu-van-7-11673-2

Soạn bài: Ôn tập văn biểu cảm – SGK Ngữ văn 7

ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM

I. LÝ THUYẾT:

1. Thế nào là văn biểu cảm?

– Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

2. Đặc điểm văn biểu cảm:

Cho biết đặc điểm của văn bản biểu cảm?

– Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.

– Bài văn biểu cảm bố cục gồm 3 phần (như các dạng văn khác)

– Tình cảm trong văn biểu cảm phải rõ ràng, chân thực và trong sáng.

– Có mấy cách biểu hiện tình cảm? (Có hai cách):

– Biểu cảm trực tiếp: Người viết xưng tôi, em, chúng em (ngôi thứ nhất), trực tiếp bộc lộ tình cảm của mình bằng lời than, lời nhắn, …

– Biểu cảm gián tiếp: Tình cảm ẩn trong các hình ảnh.

3. Cách lập ý của bài văn biểu cảm:

– Nêu những cách lập ý của bài văn biểu cảm?

– Liên hệ hiện tại với tương lai;

– Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại;

– Tưởng tượng tình huống hứa hẹn mong ước;

– Quan sát và suy ngẫm.

4. Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm:

Cho biết vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm?

– Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc, đánh giá.

– Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ. Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể, bởi vì tình cảm, cảm xúc con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.

Vậy trong văn bản biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả. Tại sao ta không gọi là văn tự sự, miêu tả tổng hợp mà gọi là văn bản biểu cảm?

– Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc, đánh giá.

– Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ. Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể, bởi vì tình cảm, cảm xúc con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.

Em hãy chứng minh điều đó qua các đoạn văn về hoa hải đường, về An Giang, cây sấu Hà Nội …? (Cây sấu Hà Nội):

– Tự sự: kể chuyện về người chị bạn, dùng sấu làm món ăn, uống, …

– Miêu tả: vỏ sấu, hoa sấu, …

– Biểu cảm: Qua đó để biểu hiện tình cảm yêu quí cây sấu vì những điều cụ thể ấy (yêu Hà Nội).

5. Các biện pháp tu từ thường sử dụng trong văn biểu cảm:

– Trong văn bản biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào?

So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, …

* Ví dụ: Trong văn bản Hoa hải đường của Hoàng Phủ Ngọc Tường, …

– Người ta nói văn bản biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

à Ngôn ngữ biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ vì nó có mục đích biểu cảm như thơ. Nó thể hiện cảm xúc, tình cảm của con người nên ngôn ngữ được lựa chọn sao cho thể hiện được điều muốn nói.

II. LUYỆN TẬP:

* Câu 1,2/168

– Ghép nội dung vào kiểu văn bản cho phù hợp?

1. Văn bản tự sự

a. Nhằm kể lại một sự việc, câu chuyện có đầu có cuối, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả nhằm tái hiện những kỉ niệm hoặc sự kiện trong kí ức để người nghe, người đọc có thể hiểu, nhớ và kể lại được.

2. Văn bản miêu tả

b. Nhằm tái hiện đối tượng (người, vật, cảnh vật) nhằm dựng một chân dung đầy đủ, chi tiết, sinh động về đối tượng để người đọc, người nghe hiểu, hình dung về đối tượng ấy.

3. Văn bản biểu cảm

c. Nhằm bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống nhằm khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

* Câu 4/168: Cảm nghĩ về mùa xuân

  1. Tìm hiểu đề:

 – Đối tượng biểu cảm: Mùa xuân.

– Yêu cầu: Bày tỏ thái độ, tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá đối với mùa xuân.

– Cách biểu cảm: Trực tiếp và gián tiếp.

  1. Tìm ý và sắp xếp ý:

– Cảm nhận chung về mùa xuân: Là mùa mở đầu cho một năm mới, mở đầu cho một mùa ấm áp, cho sự sinh sôi nảy nở, …

– Đặc trưng của mùa xuân: Cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cỏ, chim muông, con người vào xuân, …

– Vai trò của mùa xuân đối với con người:

+ Mùa xuân đem lại một tuổi mới cho mỗi người. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa đánh dấu sự trưởng thành.

+ Mùa xuân là mùa mở đầu một kế hoạch, một dự định mới.

+ Kỉ niệm về mùa xuân …

– Ý nghĩa của mùa xuân: Mùa xuân đã đem lại cho em biết bao cảm xúc và suy nghĩ, bao hứa hẹn …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang