Soạn bài: Văn bản đề nghị – SGK Ngữ văn 7

van-ban-de-nghi

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

I. BÀI HỌC:

1. Đặc điểm của văn bản đề nghị:

Đọc 2 văn bản Sgk và trả lời lần lượt các câu hỏi.

Hai văn bản trên viết về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì?

– Văn bản 1: Hs lớp 7C đề nghị cô giáo cho sơn lại bảng đen trong phòng học.

– Văn bản 2: Nhân dân đề nghị uỷ ban giải quyết việc tắc nghẽn cống gây ngập úng nước ở khu tập thể.

– Mục đích: Trình bày một ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cá nhân hay tập thể nhằm được xem xét, giải quyết.

Giấy đề nghị chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?

– Hình thức: Trình bày trang trọng, sáng sủa, ngắn gọn, rõ ràng.

– Nội dung: Chính xác, nguyện vọng phải chính đáng.

Nêu một số tình huống?

– Đề nghị nhà trường thành lập một đội văn nghệ của trường.

– Mở câu lạc bộ văn học vào mỗi tháng,…

Đọc bài tập (3) Sgk/125 và trả lời câu hỏi.

 – a, c: Là những tình huống cần viết giấy đề nghị.

– b: Viết bản tường trình về việc mất xe đạp.

– d: Viết bản kiểm điểm cá nhân vì đã phạm lỗi trong giờ học.

2. Cách viết văn bản đề nghị

Hãy đọc lại 2 văn bản đề nghị trên và cho biết các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào? (Có những mục nào? Các mục ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?)

 – Quốc hiệu và tiêu ngữ;

– Địa điểm viết đơn, ngày tháng;

– Tên văn bản;

– Nơi gửi đến (tên cá nhân hay tập thể);

– Tên người gửi (cá nhân hay tập thể);

– Nêu sự việc, lí do, ý kiến đề nghị (cụ thể, rõ ràng, không thừa, không thiếu);

– Người viết kí, ghi rõ họ tên.

Điểm giống và khác nhau giữa 2 văn bản trên là gì?

 – Giống: Các mục và thứ tự của các mục.

– Khác: Mỗi văn bản trình bày một nội dung cụ thể: lí do, sự việc, …

Trong văn bản đề nghị, những mục nào không thể thiếu? (ENB).

– Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?

Từ hai văn bản trên, em hãy rút ra cách làm một VB đề nghị?

Ghi nhớ Sgk.

Khi trình bày một văn bản đề nghị ta cần lưu ý những điều gì?

Đọc phần (3) lưu ý Sgk.

II. LUYỆN TẬP:

* Bài tập 1: So sánh lí do viết đơn và lí do viết giấy đề nghị:

– Giống: Viết theo các mục, cùng xin người có thẩm quyền xem xét giải quyết vấn đề.

– Khác: Đơn thường viết để xin giải quyết vấn đề của cá nhân (đem lại quyền lợi cho cá nhân) còn đề nghị thường giải quyết vấn đề của một tập thể.

* Bài tập 2: Các lỗi cần tránh khi viết văn bản đề nghị.

– Không đề rõ gửi cho ai.

– Nội dung dài dòng

– Lời văn thiếu trong sáng, lễ phép.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.