Ý nghĩa khổ 3 bài thơ “Viếng lăng Bác”
- Mở bài:
Khổ thơ 3 bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện sâu sắc và cảm động cảm xúc thiêng liêng nhất của nhà thơ đối với Bác Hồ kính yêu. Sau những cảm tưởng, nhà thơ hướng về Bác, nhìn ngắm người trong niềm xúc động thiêng liêng:”
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
- Thân bài:
Không gian trong lăng thanh khiết, yên tĩnh; ánh sáng dịu nhẹ như ánh sáng toả ra từ vầng trăng hiền hoà. Tuy ý thức rằng Bác vẫn còn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng và tâm trí của nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao, nhưng nhà thơ vô cùng đau xót vì Bác đã về cõi vĩnh hằng.
Nhà thơ vào lăng, được thấy Bác nằm trong giấc ngủ bình yên giữa một vầng sáng nhẹ nhẹ, dịu hiền. Ánh sáng ấy nơi Bác nằm được nhà thơ miêu tả như ánh sáng một vầng trăng dịu hiền:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Ánh sáng của những ngọn đèn mờ ảo trong lăng gợi nhà thơ liên tưởng thú vị: ánh trăng. Tác giả thể hiện sự am hiểu của mình về sự liên tưởng kì lạ đó. Bởi trăng với Bác từng là người bạn tri âm, tri kỉ.
Ánh trăng bát ngát đã cùng Bác nơi rừng núi: “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Trăng đến tâm sự cùng người như người bạn thân: “Trăng vào của sổ đòi thơ”. Trăng đồng hành cùng Người trong những nhiệm vụ: “”Khuya về bắt ngát trăng ngân đầy thuyền”. Trăng theo gót chân người nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến bên giấc ngủ của Người. Người bạn thủy chung ấy luôn ở cạnh Người, không bao giờ lìa xa.
Với hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền dụng ý của nhà thơ muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Người có lúc như mặt trời rực rỡ ấm áp, có lúc dịu hiền như ánh trăng rằm. Bác của chúng ta là như vậy. Mặt trời, ánh trăng, trời xanh đó là những cái mênh mông, bao la bất diệt của vũ trụ được nhà thơ ví với cái bao la, rộng lớn trong tình thương của Bác. Đó cũng là biểu hiện vĩ đại, rực rỡ cao siêu của con người và sự nghiệp của Bác.
Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ đã được thể hiện rất chân thành và sâu sắc:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Đây là cái giật mình thảng thốt, một sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm. Lí trí tin rằng Bác vẫn còn sống mãi cùng non sông đất nước, như trời xanh còn mãi trên đầu: “Bác sống như trời đất của ta” (Tố Hữu). Nhưng trái tim lại không thể không đau nhói, xót xa vì sự ra đi của Bác. Đó là nỗi đau oà ra từ đáy sâu của trái tim: Bác mất rồi! Bác không thể gặp mặt với những đứa con miền Nam mà Người hằng chờ mong.
- Kết bài:
Khổ thơ 3 khép lại nghẹn ngào. Dẫu biết Bác mãi mãi còn đó nhưng nhưng giờ người không thể chứng kiến nền độc lập của dân tộc và cùng nhận dân tận hưởng nền hòa bình. Nghĩ về điều đó, nhà thơ tuôn trào nước mắt.
- Cảm nhận ý nghĩa khổ 1 bài thơ “Viếng lăng Bác”
- Cảm nhận ý nghĩa khổ 2 bài thơ “Viếng lăng Bác”
- Cảm nhận ý nghĩa khổ 4 bài thơ “Viếng lăng Bác“
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương