suy-nghi-hoc-van-khong-co-que-huong-nhung-nguoi-co-hoc-phai-co-to-quoc

Suy nghĩ về câu nói: Học vấn không có quê hương nhưng người có học phải có Tổ quốc

Suy nghĩ về câu nói: “Học vấn không có quê hương nhưng người có học phải có Tổ quốc”

  • Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận. Trích dẫn vấn đề: “Học vấn không có quê hương nhưng người có học phải có Tổ quốc”

  • Thân bài:

1. Giải thích:

+ “Học vấn” kiến thức chúng ta tiếp thu được qua quá trình học tập và nghiên cứu, được nhân loại tích lũy hàng nghìn năm và ngày càng được mở rộng không ngừng. Người có học là những người hiểu biết, có kiến thức.

+ “Quê hương”, “Tổ quốc” là nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó.

+ “Học vấn không có quê hương”: việc học không có giới hạn lãnh thổ, quốc gia hay quê hương nào. Nơi nào có điều kiện để con người học tập, vươn lên đến đỉnh cao tri thức thì nơi đó có sự học.

+ “Người học phải có Tổ quốc”: không hề mâu thuẫn với ý trên: Tổ quốc là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên, có mối quan hệ thiêng liêng với mỗi con người. Mỗi người đều có quê hương, tổ quốc của mình, nơi gắn bó, yêu thương và có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ, bồi đắp, cống hiến.

→ Kiến thức, học vấn là cần học ở mọi nơi, mọi chỗ để làm tăng sự hiểu biết nhưng người có học là phải đem sự hiểu biết phụ vụ quê hương, đất nước mình.

2. Bàn luận:

* Vì sao có thể nói “học vấn không có quê hương”?

+ Kiến thức được tạo ra bởi nhiều người, nhiều nơi, nhiều dân tộc nên chúng ta cần học mọi nơi , mọi lúc và mọi chỗ

+ Nếu không biết mở rộng kiến thức thì sẽ bị tụt hậu và không phát triển được. Như vậy, cũng khó có thể thành công trong cuộc sống.

Dẫn chứng: Những người luôn cho mình là giỏi, những người không chịu học hỏi, tỏ ra kiêu ngạo sẽ không có được kiến thức chân thực. không chê bai những kiến thức đơn giản hay nhũng dân tộc nhỏ bé bởi đã là kiến thức thì cái nào cũng quan trọng. những viên gạch nhỏ mới là yếu tố quan trọng nhất để làm nên những ngôi nhà lớn.

* Vì sao “người có học phải có Tổ quốc”:

– Dù học tập ở đâu hay thành đạt ở nơi nào thì cũng cần có trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước.

+ Tổ quốc là nơi mỗi con người sinh ra, lớn lên và gắn bó. Vì vậy, mỗi người phải có nhiệm vụ xây dựng đất nước mình. Người có học là phải góp sức mình xây dựng đất nước. Nhiều người Việt Nam học tập và làm việc ở nước ngoài nhưng luôn hướng về nguồn cội. Họ trở thành nhịp cầu để nước nhà trao đổi giao lưu, là cầu nối giúp thế hệ trẻ, đóng góp trí tuệ, tiền của để xây dựng đất nước, quảng bá hình ảnh đất nước.

Dẫn chứng: Lê Bá Khánh Trình (huy chương vàng Toán quốc tế), Đặng Thái Sơn đạt giải cao trong cuộc thi âm nhạc, Gíao sư Trần Văn Khê, Gíao sư Ngô Bảo Châu.

– Ý nghĩa: như la bàn định hướng cho mỗi người trên con đường học vấn và trong cuộc sống, vươn đến đỉnh cao tri thức, hướng đến mục tiêu cao đẹp, biết cống hiến.

3. Phê phán:

– Nhiều người vô ơn, thiếu trách nhiệm với đất nước. Nhiều người lối sống vô cảm, xem nhẹ học vấn, từ chối quê hương, quên nguồn cội, học với động cơ nhỏ nhen, tầm thường, sống ích kỷ.

– Những người như thế thật đáng chê trách và lên án.

4. Bài học:

* Nhận thức:

+ Câu nói hoàn toàn đúng đắn, là bài họ sâu sắc cho mỗi chúng ta.

+ Cần có khát vọng học tập, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu: Học tập là cuốn vở không trang cuối.

+ Học có chọn lọc, hòa nhập nhưng không hòa tan, không đánh mất bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

* Hành động:

+ Xác định mục tiêu học tập đúng đắn, quyết tâm, học đi đôi với hành.

+ Học có phương pháp, có cách thức.

+ Trang bị nội lực, kĩ năng mềm.

+ Học tập rèn luyện xây dựng đất nước.

  • Kết bài:

Khẳng định lại tầm quan trọng của học thức và Tổ quốc đối với mỗi con người: “người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang