Dàn ý: Nghị luận về tài năng và lòng tốt của con người.
I. Mở bài:
– Nhà văn V. Hugo từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà người ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”. Tài năng và lòng tốt là những vẻ đẹp quý giá, cần có, cũng là những phẩm chất thống nhất để làm nét nét đẹp hoàn thiện của mỗi con người trong cuộc sống.
II. Thân bài:
1. Giải thích ý kiến:
– Tài năng và lòng tốt là những tố chất, phẩm chất đáng quý của con người.
– Tài năng là vẻ đẹp của trí tuệ. Lòng tốt là vẻ đẹp hướng về tâm hồn.
2. Bàn luận:
* Vai trò của tài năng:
– Tài năng là tố chất đáng quý của mỗi người. Tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị của bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng.
– Tài năng giúp con người dễ dàng đáp ứng yêu cầu, gặt hái thành công, hiệu quả xuất sắc trong mọi công việc thuộc mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
– Tài năng một phần do năng khiếu bẩm sinh, nhưng phần lớn là sự khổ công trong học tập, rèn luyện của con người. Tài năng chỉ được phát triển đầy đủ, phát huy tích cực khi bản thân có nỗ lực, cố gắng và có sự hỗ trợ, quan tâm tạo điều kiện của gia đình, xã hội, cộng đồng.
– Người tài năng thường được xã hội trọng vọng, tôn vinh. Người có tài cần khiêm tốn, tránh tự cao tự đại.
* Vai trò của lòng tốt:
– Lòng tốt là đức tính đáng quý ở con người. Lòng tốt xét đến cùng là sự hy sinh, dâng hiến cho người, cho đời trên cơ sở của tinh thần nhân đạo. Người có lòng tốt luôn mang lại những điều tốt đẹp cho mọi người. Họ góp phần làm cho cuộc sống trở nên ấm áp, xã hội tốt đẹp, con người tử tế trong quan hệ với nhau.
– Lòng tốt có khả năng cảm hoá được cái xấu, cái ác, giúp người khác hướng thiện. Cần phân biệt lòng tốt với sự thương hại.
– Lòng tốt có được một phần do bản tính sẵn có, nhưng phần nhiều do môi trường giáo dục của gia đình, xã hội, sự rèn luyện tu dưỡng của bản thân. Lòng tốt cần đặt đúng chỗ, đúng đối tượng.
– Để tốt với người, với đời, mỗi cá nhân cần biết vượt qua những nhu cầu cá nhân ích kỷ, biết đứng cao hơn chính bản thân mình để có thể yêu thương thật lòng, giúp đỡ chân tình, tha thứ thực sự. Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt luôn đáng để tôn vinh.
* Mối quan hệ tài năng và lòng tốt:
– Tài năng và lòng tốt đều cần thiết đối với mỗi người. Thiếu một trong hai yếu tố con người không hoàn thiện. Cái gốc của tài năng là lòng tốt.
+ Có tài mà không có đức có thể được nhiều người nể phục nhưng dễ trở nên kiêu căng, ngạo mạn, độc ác, dễ trở thành kẻ xấu xa, nguy hiểm cho gia đình, xã hội, con người. Họ dùng cái tài của mình để tiến thân, đem lại lợi ích cho bản thân mà không cần quan tâm đến người khác. Vì thế, một người dù có tài đến đâu mà không có trong mình một tinh thần xả kỷ, một tâm hồn cao thượng thì cũng chẳng làm cho người khác nể phục bao nhiêu, đôi khi còn làm cho người khác căm ghét.
+ Người có đức thường được mọi người kính trọng. Nhưng có đức mà không có tài thì thực hiện việc gì cũng khó và không được hiệu quả cao trong công việc, không giúp ích được cho đời.
+ Đức và tài có quan hệ gắn bó nhau. Đức là nền tảng giúp cho tài bay cao vững chắc. Thiếu tài và đức sẽ giống như quả bong bay không được sợi dây níu giữ: Đức giúp tài độ nâng cao giá trị của sự tài ba. Có tài là tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa sáng.
– Không nên tuyệt đối hoá vị trí của tài năng và lòng tốt vì trong cuộc sống, trong con người vẫn còn có nhiều phẩm chất khác cần được coi trọng.
c. Bài học nhận thức và hành động:
– Nhận thức được vai trò của tài năng và lòng tốt trong cuộc sống.
– Có những hành động đúng đắn, phù hợp: Chăm lo học tập, tu dưỡng đạo đức để tài năng và lòng tốt trở thành những phẩm chất trong con người mỗi chúng ta.
III. Kết bài:
Hồ Chủ tịch đã nói : “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của tài và đức trong phẩm chất của mỗi con người. Hãy tự hoàn thiện mình bằng việc nâng cao năng lực trí tuệ và rèn luyện phẩm chất đạo đức. Khi ấy, bạn sẽ là người đáng trọng.