dan-bai-ve-dep-cua-buc-tranh-mua-xuan-trong-doan-trich-canh-ngay-xuan-nguyen-du-va-bai-tho-mua-xuan-nho-nho-thanh-hai

Dàn bài: vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Nguyễn Du) và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Nguyễn Du) và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải)

I. Mở bài:

– Từ đề tài mùa xuân trong thơ ca, dẫn dắt, giới thiệu hai bức tranh mùa xuân của Nguyễn Du và Thanh Hải trong hai văn bản thơ.

– Trích dẫn hai đoạn thơ xuân của Nguyễn Du và Thanh Hải.

II. Thân bài:

1. Phân tích vẻ đẹp chung của cả hai đoạn thơ:

– Hai đoạn thơ đều vẽ nên những bức họa mùa xuân với những đường nét phóng khoáng, màu sắc tươi sáng, hài hòa, có không gian, chiều cao, có độ rộng, có xa, gần, tĩnh, động, có hình ảnh thơ quen thuộc.

– Cảnh sắc mùa xuân trong hai đoạn thơ dược thể hiện qua vài nét chấm phá và ngôn ngữ giàu chất tạo hình.

– Cả hai bức tranh mùa xuân đều tràn ngập sức sống mùa xuân thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của các nhà thơ.

2. Vẻ đẹp độc đáo của mỗi đoạn:

* Đoạn trích Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

– Bức tranh thiên nhiên hiện lên qua nét vẽ vô cùng tinh tế kết hợp hình ảnh ước lệ, ngôn ngữ tài hoa, uyên bác, bút pháp tả và gợi, nghệ thuật phối sắc tài tình.

+ Bức tranh mùa xuân tháng ba, không gian khoáng đạt, trong sáng với những cánh chim én rộn ràng bay liệng.

+ Nhà thơ bày tỏ sự nuối tiếc khi thời gian mùa xuân qua nhanh chóng, ngày xuân như “con én đưa thoi”.

– Hai câu thơ kết tinh vẻ đẹp của mùa xuân: “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

+ Hai câu thơ diễn tả bức tranh tuyệt mĩ là chân dung của mùa xuân chỉ giản đơn là hoa trắng, cỏ xanh nhưng gợi lên được bức tranh có hồn, khoáng đạt.

+ Thảm cỏ non xanh chính là gam nền cho bức tranh mùa xuân trở nên đầy sức sống, điểm xuyết một vào bông hoa lê trắng.

+ Bức tranh mùa xuân của Nguyễn Du được dệt bằng những hình ảnh ước lệ và thi liệu cổ song vẫn tươi mới, và mang vẻ đẹp riêng nhờ kế thừa, vận dụng sáng tạo câu thơ cổ Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích- Lê chi sổ điểm hoa”.

+ Bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ mang đậm chất cổ thi, không gian không xác định rõ ràng được nhà thơ thể hiện khéo léo bằng thể thơ lục bát tạo âm hưởng mượt mà.

– Bút pháp chấm phá, hình ảnh giàu sức gợi, ngôn từ hàm súc…

+ Sự kết hợp hài hòa giữa không gian rộng lớn ngút ngàn màu xanh cỏ cây, với hình ảnh thu nhỏ trên một cành hoa xuân nhưng không cụ thể sắc xuân ở vùng miền nào.

→ Ngòi bút của Nguyễn Du quả là tuyệt bút, ngòi bút của ông tài hoa, giàu chất tạo hình của ngôn ngữ biểu cảm khi kết hợp tả và gợi. Qua đó, ta thấy tâm hồn con người vui tươi phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, hồn nhiên, nhạy cảm với vẻ đẹp của tự nhiên.

* Phân tích vẻ đẹp mùa xuân trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải)

+ Bức tranh xứ Huế hiện ra qua ngôn từ đằm thắm, ngọt ngào bằng những chi tiết hình ảnh thơ giản dị cùng nhạc điệu trong sáng, tha thiết đậm nét đặc trưng xứ Huế: hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời…

+ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong thơ Thanh Hải mang tính cụ thể, xác thực về không gian, ngôn ngữ thơ hiện đại, đặc biệt âm thanh tươi vui, rộn rã chứ kg tĩnh lặng thể hiện niềm yêu đời, khao khát sống bất tận của nhà thơ.

+ Cảm xúc của nhà thơ trước thiên nhiên, sự sống được thể hiện rõ nét qua câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng” → Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: âm thanh từ chỗ cảm nhận bằng thính giác nay chuyển sang cảm nhận bằng thị giác thể hiện cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế khi vào xuân.

+ Thanh Hải sử dụng thể thơ ngũ ngôn gần với giọng điệu dân ca miền Trung tạo ra âm hưởng nhẹ nhàng và tha thiết, thấm vào lòng người.

+ Giọng điệu bài thơ phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của tác giả: hứng khởi, say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp đất trời xứ Huế vào xuân.

→ Cả hai bức tranh xuân đều có những vẻ đẹp chung nhưng cũng ẩn chứa những vẻ đẹp chung cũng như những nét riêng biệt độc đáo bởi mỗi nhà thơ có những cảm nhận khác nhau.

+ Hơn nữa, mỗi nhà thơ lại sống trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, có những hoàn cảnh riêng khác nhau.

+ Qua bức tranh thiên nhiên mỗi tác giả phác họa, ta thấy được tình yêu tha thiết của các nhà thơ với thiên nhiên, cảm hứng thiên nhiên là cảm hứng bất tận.

III. Kết bài:

– Khái quát về vẻ đẹp của hai bức tranh mùa xuân.

– Khẳng định giá trị của đoạn thơ nói riêng, của hai tác phẩm nói chung trong việc bồi đắp tư tưởng, tình cảm cho con người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang