Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ: “Nửa năm hương lửa đương nồng. Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương…”
Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”…
(Trích Truyện Kiều –Nguyễn Du)
Gợi ý làm bài:
- Mở bài:
Giới thiệu ngắn gọn, khái quát, tiêu biểu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Thân bài:
– Bốn câu đầu thể hiện khát vọng lên đường thực hiện lí tưởng anh hùng của Từ Hải: khát khao được vẫy vùng, tung hoành bốn phương là một sức mạnh tự nhiên không gì có thể ngăn cản nổi.(chú ý các từ ngữ thể hiện tư thế, chí khí của Từ Hải)
– Tám câu cuối: Lí tưởng anh hùng của Từ Hải.
+ Từ Hải là con người có chí khí phi thường, không vì tình yêu mà lưu luyến, bịn rịn quên đi lí tưởng cao cả.
+ Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình; đồng thời đề cao Kiều, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với người anh hùng, hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công không xa.
+ Có niềm tin sắt đá vào tương lai, sự nghiệp thành công.
* Nghệ thuật:
– Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ để hình tượng Từ Hải trở nên lí tưởng, phi thường; cụ thể, sinh động.
- Kết bài:
Đoạn trích ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt, Nguyễn Du đã nâng cao tầm vóc của Truyện Kiều bằng việc xây dựng nhân vật Từ Hải – Người anh hùng đã thể hiện ước mơ công lí của tác giả trong một xã hội đầy rẫy sự bất công, ngang trái.