cam-nhan-noi-dau-lon-lao-cua-tac-gia-trong-doan-tho-oi-thoi-thoi-chua-tan-thanh-nam-canh-ung-dong-lanh

Cảm nhận nỗi đau lớn lao của tác giả trong đoạn thơ: Ôi thôi thôi! Chùa Tân Thạnh năm canh ưng đóng lạnh…

Hãy phân tích đoạn văn sau để thấy được nỗi đau lớn lao mà tác giả đã gửi gắm:

Ôi thôi thôi!
Chùa Tân Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm;
Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
Đau đớn bấy! mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;
Não nùng thay! vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
Ôi!
Một trận khói tan;
Nghìn năm tiết rỡ.
Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm cho bốn phía mây đen;
Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ.
Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen;
Thác mà ưng đền miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.
Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia;
Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân;
Cây hương nghĩa sĩ thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ.

(Trích “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu).


* Gợi ý trả lời:

– Sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của người nghĩa sĩ, nỗi đau xót trước những mất mát của những người thân và hơn hết là tiếng khóc cho vận mệnh đất nước, khóc vì thân phận những người nô lệ.

⇒ Tiếng khóc lớn, tiếng khóc mang tầm vóc lịch sử

– Bút pháp trữ tình thắm thiết, giọng điệu đa thanh giàu cung bậc tạo nên những câu văn thật vật vã, đớn đau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang