Câu hỏi ôn tập truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

cau-hoi-on-tap-truyen-ngan-hai-dua-tre-cua-thach-lam-123

Câu hỏi ôn tập truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

1. Cảm nhận nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.

– Hoàn cảnh: Thiếu nữ mới lớn với tâm hồn nhạy cảm, tươi mới đã phải đối mặt với những mất mát, buồn thương

– Tâm trạng:  cảm thấy thân thuộc, buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn, những kiếp người tàn, hồi hộp chờ đợi tàu, hoài niệm về kí ức đẹp đẽ, mong mỏi tương lai tươi sáng..

⇒ Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người.

–  Liên là nhân vật Thạch Lam sáng tạo để kín đáo bày tỏ tình cảm của mình:

+ Yêu mến, gắn bó với thiên nhiên đất nước.

+ Xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ, nhất là sự lụi tàn những vẻ đẹp tâm hồn trong hoàn cảnh cơ cực.

– Nghệ thuật: Nhà văn khéo léo miêu tả tâm lý nhân vật với giọng văn âm trầm và ngôn từ gợi cảm..

2. Phân tích hình ảnh đoàn tàu và nhận xét về nghệ thuật miêu tả của nhà văn Thạch Lam

– Nội dung: Hình ảnh đoàn tàu với âm thanh sôi động, ánh sáng rực rỡ như đã đem một thế giới khác đi qua khơi dậy những ước mơ về một cuộc sống mới. Mọi người háo hức chờ đợi đoàn tàu với những tâm trạng phong phú để được mơ về thế giới đáng sống: sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng, nó đối lập với cuộc sống mỏi mòn, nghèo khổ, tối tăm của người dân phố huyện. Qua đó, nhà văn bộc lộ lòng xót thương những kiếp người phải lụi tàn đi trong bóng tối cuộc đời và hướng con người đến một cuộc sống đầy ánh sáng, hướng tới một cuộc sống tươi sáng.

– Nghệ thuật: Hình ảnh đoàn tàu được đặt trong điểm nhìn là tâm trạng háo hức chờ đợi của mọi người nơi phố huyện và nhất là trong sự tương phản với thế giới đầy bóng tối nơi đây nên đã trở thành hình tượng nghệ thuật ấn tượng. Nhà văn chọ trật tự miêu tả từ xa đến gần cùng với ngôn từ gợi cảm, lối văn nhẹ nhàng..hình ảnh đoàn càng nổi bật và giàu ý nghĩa hơn.

3. Cảm nhận của anh/chị về tấm lòng nhân đạo của tác giả Thạch Lam trong truyện Hai đứa trẻ

* Nội dung: Truyện khắc họa chân thực, cảm động cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu, quẩn quanh của những cảnh đời tàn ở phố huyện nhỏ.

Qua đó, nhà văn bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc:

+ Xót thương những kiếp người phải lụi tàn đi trong bóng tối cuộc đời.

+ Phủ nhận cuộc sống chìm trong cái “ao đời phẳng lặng” (Xuân Diệu). Con người phải sống cho ra sống, phải không ngừng khao khát và xây dựng cuộc sống có ý nghĩa.

+ Hướng con người đến một cuộc sống đầy ánh sáng, hướng tới một cuộc sống tươi sáng.

* Nghệ thuật:

– Cốt truyện đơn giản, nổi bật những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.

– Bút pháp tương phản đối lập tạo những ấn tượng sống động về hiện thực và tâm trạng con người.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.